Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 339: Thế cục bất minh




Huyện Cánh Lăng đây là một huyện lớn phía tây Giang Hạ gần sông Hán Thủy. Được phù sa sông bồi đắp, đất đai màu mỡ, rừng cây rậm rạp, là mảnh đất lành của Giang Hạ.

Thị trấn có hơn ba ngàn hộ, đại bộ phận đều sống dựa vào nghề làm ruộng và đánh cá. Nhưng nhân khẩu phân bố trong mấy trăm năm qua cùng với việc tránh chiến tranh làm cho nhân khẩu huyện Cánh Lăng cũng được gia tăng đáng kể, đạt tới hơn chín ngàn hộ, nhân khẩu hơn tám vạn dân.

Huyện Cánh Lăng đồng thời còn là trọng địa sản xuất dầu hỏa của quận Giang Hạ. Giếng dầu thiên nhiên ở đây còn nhiều hơn huyện Hạ Trĩ, sản lượng cũng lớn hơn. Mỗi ngày đều có một lượng lớn thuyền vận chuyển dầu đến huyện Trĩ để tinh luyện.

Có ba ngàn quân thường trú ở huyện Cánh Lăng, do Biệt bộ Tư Mã Hướng Sủng suất lĩnh, Hướng Sủng là cháu của Thừa Hướng – Quận Thừa Tương Dương, khoảng 25-26 tuổi,văn võ song toàn, năng lực cao, anh ta từng đảm nhiệm huyện thừa huyện Chi Giang. Sau khi di học hồi đầu năm được thúc phụ Hướng Lãng đề cử với Lưu Cảnh.

Lưu Cảnh đã trọng dụng anh ta, bổ nhiệm làm Biệt bộ Tư Mã, quản lý quân Canh Lăng, phụ trách trấn thủ cửa tây quận Giang Hạ.

Quân doanh huyện Cánh Lăng không ở trong huyện thành mà là ở phía tây của thị trấn, chiếm dần 100 mẫu đất, đều là dựng trại. Trong đại tướng trung quân, Tào Lâm - huyện lệnh huyện Cánh Lăng lo lắng tìm Hướng Sủng.

Hai ngày nay dân chúng từ Nam Quận chạy loạn theo quy mô lớn nhờ vào mối qua hệ thân thiết đã làm cho huyện Cánh Lăng chật kín người, hơn nữa rất nhiều người đều là từ huyện Hoa Dung chạy trốn đến.

Tuy huyện Hoa Dung là trị trấn Nam Quận nhưng nó cách huyện Cánh Lăng chỉ có 40 dặm. Huyện Hoa Dung gặp chuyện, huyện Cánh Lăng cũng khó mà bỏ qua được. Điều này khiến cho huyện lệnh Tào Lâm lo lắng vô cùng, phải đi đến thương lượng đối sách với Hướng Sủng.

- Hướng Tư Mã, rất có khả năng là quân Tào xuôi nam rồi, nếu không sao lại xuất hiện nhiều dân chạy nạn đến vậy?

Quân Tào xuôi nam đến Nam Quận thực ra Tào Lâm cũng không quan tâm, điều mà anh ta quan tâm là đại quân Tào Tháo có nhân cơ hội này mà tấn công huyện Cánh Lăng hay không? Dù sao đây cũng là nơi sản xuất dầu hỏa quan trọng nhất của Giang Ha, làm sao quân Tào có thể buông tha cho được?

- Tư Mã cho rằng quân Tào sẽ tấn công huyện Cánh Lăng không?

Tào Lâm vẻ mặt u sầu nhìn Hướng Sủng.

Hướng Sủng đã nhận được một vài tin tình báo, y trầm tư một lát rồi nói:

- Khả năng quân Tào tấn công huyện Cánh Lăng là rất lớn, nhưng Tào huyện lệnh cũng không cần phải lo lắng, Quân Tào sẽ không tàn sát dân trong thành lại càng không cướp hay đốt thành đâu. Dù sao Tào Tháo cũng muốn nhập vào thống trị với Kinh Châu mà.

- Nhưng chúng ta phải làm gì bây giờ?

Tào Lâm nhỏ giọng hỏi han, thực là là muốn hỏi Hướng Sủng có chống sự quân Tào hay không?

Không đợi cho Hướng Sủng trả lời, một tên lính đã chạy vội vào bẩm báo:

- Khởi bẩm Tư Mã, đội tàu của Châu Mục đã đến, đã bỏ neo ở bờ Hán Thủy!

- Hả?

Hướng Sủng và Tào Lam kinh ngạc cùng đứng dậy, hai người không kịp bàn bạc, vội ra ngoài nghênh đón Lưu Cảnh...

Trời mưa to ba ngày cuối cùng cũng đã tạnh. Nước sông dâng cao tràn cả vào bến thuyền. Hơn ba trăm chiếc thuyền bỏ neo trên bến, một vạn quân đang rời khỏi thuyền nối tiếp nhau tập kết ở bờ nam Hán Thủy.

Lưu Cảnh cũng không trực tiếp quay về Giang Hạ. Tuy hắn rút quân từ Tương Dương nhưng cũng không có nghĩa là chiến thuyền của Tào Tháo có thể tiến nhanh, tiến thẳng vào Hán Thủy uy hiếp Hạ Khẩu. Quân Tào ở quận An Lục lại không có cơ hội vượt sông.

Cho nên thủy quân Giang Hạ ở gần huyện Cánh Lăng sẽ hình thành lên một tuyến phong tỏa trên nước, phong tỏa chiến thuyền của quân Tào xuôi nam. Đây là một khâu quan trọng trong bố trí chiến lược của Lưu Cảnh.

Lưu Cảnh đã xuống thuyền, cưỡi ngựa nhìn thị trấn Cánh Lăng cách đó không xa. Tuy thị trấn Cánh Lăng đã được gia cố thêm có thể chống đỡ được một vạn quân tấn công thành, nhưng nếu là năm vạn thậm chí là mười vạn đại quân phá thành thì chắc chắn thị trấn này không thể chống đỡ nổi.

Nhưng huyện Cánh Lăng dựa vào phía đông của Vân Mộng Trạch mờ mịt thì chắc chắn quân Tào không thể thẳng đường giết đến Hạ Khẩu được, chỉ có thể từ bờ bắc Hán Thủy vòng qua quận An Lục mới có thể đến được bờ sông của Hạ Khẩu.

Nước Vân Mộng Trạch, đây là nơi có môi trường địa lý thuận lợi nhất của quận Giang Hạ. Điều này cũng đã định trước quân Tào chỉ có thể dọc theo Trường Giang đông tiến.

Trong lịch sử. Trận chiến cuối cùng bùng nổ ở Xích Bích cũng là vì đặc thù của môi trường địa lý ở Giang Hạ mà thành chứ không phải ngẫu nhiên. Xích Bích chính là đội thuyền đầu tiên chạy từ Vân Mộng Trạch ra bờ Giang Khẩu.

Lúc đang trầm tư thì Hướng Sủng và Tào Lâm đã vội vàng chạy tới, hai người đi lên thi lễ:

- Tham kiến Châu Mục.

Lưu Cảnh xuống ngựa, nhìn vẻ mặt chờ mong của hai người, cười nói:

- Có phải ta đến khiến lòng các ngươi cũng bớt lo rồi đúng không?

Hướng Sủng cười khổ nói:

- Bây giờ thế cục Nam Quận hỗn loạn, lan đã đến gần huyện Cánh Lăng thuộc hạ chưa có chỉ thị của Châu Mục nên chỉ có thể án binh bất động. Trong lòng không dám định.

Tào Lâm bên cạnh cũng tiếp lời nói:

- Mấy ngày nay số dân chạy nạn từ Nam Quận tăng mạnh, hạ quan đã mở nhà kho phát cháo, cho mượn lều trại, còn có thể duy trì được trong hai tháng, nhưng nếu như thời gian quá dài chỉ e quan phủ cũng không duy trì được lâu.

Lưu Cảnh cười nói:

- Không cần phải quá lo lắng, hơn một nửa dân chúng của huyện Cánh Lăng phải di chuyển đến Sài Tang. Hai ngày nữa đội thuyền sẽ đến nhưng Tào huyện lệnh đã có thể bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ được rồi.

Tào Lâm vui mừng khôn xiết, y không muốn đầu hàng quân Tào lại không muốn bỏ lại dân chúng Cánh Lăng một mình chạy trốn, làm mình khó xử. Trong lòng y đang vô cùng bối rối, nếu có thể đem dân chúng đi cùng thì lòng y được nhẹ nhõm rồi.

- Những đám dân chúng có thể bỏ đi không?

Y lại hỏi.

Lưu Cảnh cười:

- Chuyện này coi như là ý nguyện của cá nhân mỗi người. Nếu muốn đi thì theo thuyền còn nếu không muốn đi thì có thể ở lại, không miễn cưỡng.

Tào Lâm cúi đầu suy nghĩ, đúng là như vậy, ít nhất ngư dân chiếm ba mươi phần trăm nhân khẩu trong thành sẽ không đi, nhà họ đều có thuyền riêng. Nếu quân Tào tàn bạo, bọn họ có thể chèo thuyền đi vào Vân Mộng Trạch để tị nạn. Trong trạch có rất nhiều đảo nhỏ, dựng lều trại có thể ở được mấy tháng. Trong trạch lại có nhiều tôm cá, hoàn toàn không phải lo về vấn đề lương thực.

- Vi thần hiểu rồi, thần sẽ về chuẩn bị ngay, mời Châu Mục cùng vào thành với vi thần, để vi thần có thể sắp xếp chỗ ăn chỗ ngủ cho Châu Mục.

- Không cần, ta ở trong quân doanh là được.

Lưu Cảnh cười nói:

- Có lẽ ta sẽ vào trong huyện thành thị sát một chút, nhưng hôm nay không có thời gian, để mai nói sau.

Tào Lâm thi lễ vội vàng đi. Thủy quân Giang Hạ ở bến thuyền bắt đầu dựng trại. Lưu Cảnh đi cùng Hướng Sủng đến phía tây quân doanh.

Lưu Cảnh ngồi trong đại trướng nói với Hướng Sủng:

- Ta muốn biết tình hình hiện tại của Nam Quận. Ta hi vọng ngươi đã phái thám báo đi rồi.

Đương nhiên là Hướng Sủng biết tình hình của Nam Quận, chỉ có điều y không nói cho huyện lệnh Tào Lâm, y không cần thiết phải gây ra thêm sự khủng hoảng, Hướng Sủng vội khom người nói:

- Khởi bẩm Châu mục, hôm trước thành Giang Lăng bị kỵ binh của Hạ Hầu Lan đánh lén, đã rơi vào tay giặc rồi.

Lưu Cảnh hơi ngạc nhiên, rơi vào tay giặc nhanh như vậy sao? Hắn dời Tương Dương mới được ba ngày thì Giang Lăng đã rơi vào tay giặc, điều này thực sự khiến hắn không thể lý giải được.

- Lưu Bị đâu? Bây giờ ông ta đang ở đâu?

Lưu Cảnh vội vàng hỏi.

Hướng Sủng thở dài:

- Bây giờ ông ta đang ở Đương Dương, ông ta muốn mang toàn bộ dân chúng Nam Quận qua sông. Kết quả là không dự đoán được kỵ binh quân Tào lại đánh lén Giang Lăng, chặt đứt đường lui của ông ta. Tình hình hiện tại của ông ta thế nào tôi cũng không biết, chỉ biết là đại quân của Tào Tháo đã từ Tương Dương xuôi về nam, chỉ sợ sẽ gây bất lợi cho ông ta.

Lưu Cảnh khoanh tay đi đi đi lại trong đại doanh. Hắn không ngờ Lưu Bị lại phạm phải sai lầm này. Đối đầu với kẻ địch mạnh không nghĩ đã rút lui, còn muốn mang toàn bộ dân chúng Nam Quận đi hết.

Đây là cố tình tham lam nhưng Lưu Bị đã có kinh nghiệm về cuộc di dân Tân Dã. Hẳn là ông ta phải có bài học kinh nghiệm, nên biết dân chúng tiến lên rất chậm chạp thì căn bản việc hành quân mấy trăm dặm không thể thuận lợi được, chứ chưa nói đến chuyện đến Trường Giang xuôi nam. Lưu Bị không ngờ là cùng một hiện tượng lại phạm phải sai lầm hai lần. Vì sao Gia Cát Lượng không ngăn cản ông ta?

Lưu Cảnh chậm rãi đi gần đến bản đồ, trong lòng hắn đang thầm tính về tốc độ hành quân của quân Tào. Nếu như xuất phát từ đêm muộn ngày hôm qua, hành quân hai ngàu hai đêm thì quân Tào bây giờ chắc phải ở huyện Đương Dương rồi.

Nếu Lưu Bị không đi được nữa, rất có thể ông ta sẽ chạy nạn đến huyện Cánh Lăng. Lưu Cảnh chau mày, nếu quả thực là xảy ra tình huống này thì hắn phải đối phó thế nào đây?

Nam Quận sau trận mưa làm cho đường sá trở lên lầy lội. Nhiều ổ trâu đầy nước. Nước ở khắp nơi trải dài hơn mười dặm, rộng khoảng bốn dặm hoàn toàn lấp khuất không nhìn thấy đường đâu.

Quân đội của Lưu Bị chỉ có thể đi đường vòng, đạp lên ngọn cỏ mà hành quân về hướng nam. Có lính trượt chân ngã xuống ao liên tục. Hành quân một ngày một đêm ngắn ngủi mà đã mất tích hơn hai trăm người.

Nhưng khả năng họ chạy trốn là không lớn. Đội quân này đi theo Lưu Bị đã nhiều năm, đều là những lão binh rất trung thành và tận tâm. Chỉ có một lời giải thích, đó là bọn họ đã bị trượt chân suống ao sâu và chết đuối.

Giữa trưa, đám binh lính sức tàn lực tận vào một khu rừng tùng nghỉ ngơi. Địa thế chỗ này khá cao, rừng tùng tươi tốt khô ráo, ba ngàn binh lính chen chúc nhau trong rừng tùng ăn lương khô, uống nước, lạnh đến run lên.

Lưu Bị ngồi trên một tảng đá lớn lặng yên nhìn chăm chú vào tấm bản đồ. Thực ra trong lòng ông ta cũng hiểu, đây là trời không thương người, cho dù ông ta không đến Nam Quận điều động dân chúng rút lui thì ông ta cũng sẽ bởi vì trời mưa to cũng không thể vượt sông được, làm cho ông ta phải ở lại Giang Bắc, đây là ý trời.

Hiện tại Lưu Bị đang hi vọng vào Bàng Qúy và Vương Kiệt. Hi vọng bọn họ có thể thay mình cố thủ Giang Lăng để kỵ binh quân Tào không thể công phá thành trì được, thành còn thì ông ta mới còn hy vọng.

Đúng lúc này có lính gác trên ngọn câu bỗng nhiên hô to:

- Chủ công, ở phía nam ngoài ba dặm có quân đội, hình như là kỵ binh!

Lưu Bị kinh ngạc, ông ta không có kỵ binh, nếu là kỵ binh thì chỉ có thể là kỵ binh của quân Tào. Lưu Bị nhảy dựng lên lớn tiếng quát to:

- Đội quân lập tức tập kết!

Ba ngàn binh lính từ trong rừng tùng lao ra, nhanh chóng lập kết trên cỏ. Lúc này mặt đất đã bắt đầu bị chấn động. Tiếng ầm ầm như tiếng rấm rên vang lên ở đường chân trời, có một mảng xám xịt cách mấy dặm ở phía nam.

Mảnh xám xịt đó càng lúc càng gần, biến thành vạn mã lao nhanh, kỵ binh đông nghìn nghịt giống hệt như một cơn bão cuốn trôi tất cả. Thủ hạ của Lưu Bị kinh sợ, màu mặt như màu đất không ngừng lui về phía sau.

Cho dù quan quân hô to:

- Binh mâu trường ổn định đầu trận tuyến, không được rút lui.

Nhưng vẫn không ngăn được đám binh lính lui đang khiếp đảm liên tục về phía sau.

- Là Hổ báo kỵ!

Có tên lính kêu lên. Hổ Báo trên Đại kỳ quân Tào dữ tợn, phần phật bay múa.

Da đầu của Lưu Bị run lên từng hồi, đương nhiên là ông ta biết Hổ báo kỵ của quân Tào sắc bén, lấy một chống mười, quân đội của ông ta căn bản là không thể chống đỡ được sự tấn công dữ tợn này. Trận chiến này ông ta bại là điều không thể nghi ngờ.

Cho dù biết là sẽ bại nhưng Lưu Bị vẫn hô to:

- Cung tiễn thủ chuẩn bị!

Một ngàn thủ cung giương đại cung lên hướng về phía trước nhắm thẳng vào đám kỵ binh quân Tào đang xông đến như gió.