Yến Phi đi trên đường không nhanh cũng không chậm, không phải chàng không muốn tranh thủ thời gian, mà vì sợ nội thương phát tác, đêm qua đã ba lần có triệu chứng không hay, bắt buộc chàng phải dừng lại vận khí hành
huyết. Tà công của Nhậm Dao đích thực âm hiểm lợi hại, nếu không phải Nhật Nguyệt Lệ Thiên đại pháp của chàng đã sơ nhập cảnh giới Tiên Thiên chân khí, hòa hợp với lẽ tự nhiên, sợ rằng đã giống như Vinh Trí, tính mệnh ô hô ai tai rồi. Do đây có thể đoán được đích xác mục tiêu giết người của Nhậm Dao là Lưu Dụ, nhân vì hắn cho rằng mình cũng giống như Vinh Trí chẳng sống được bao lâu nữa.
Người biết bí mật của Thiên Địa bội ngoại trừ Quỷ diện nhân chỉ còn Lưu Dụ, xử lý chàng coi như Nhậm Dao phí sức một lần rồi yên chí mãi mãi, không còn lo chàng mang bí mật đã từng có Thiên Địa bội trong tay tiết lộ cho cha con An Thế Thanh. Còn về Quỷ diện nhân chỉ cần không phải là An Thế Thanh là được, không có Thiên Địa bội, có vật trong tay cũng không làm gì được.
Hiện tại kể cả Yến Phi cũng đã sinh ra hiếu kỳ với Động Cấp Kinh cái gì đó, thật ra trong đó chứa đựng thứ bí mật kinh thiên động địa gì mà khiến cho các cao thủ nhất thế hùng bá một phương như Nhậm Dao cũng bất chấp thủ đoạn để tranh giành, cuộc đấu chẳng vui lắm sao? Mà hiện thời kẻ chiếm hết thượng phong, chắc chắn là Nhậm Dao.
Con đường dịch đạo chàng đi kề bên Tuy Thủy, hẳn sẽ dẫn tới thành Hu Dị trên bờ nam Hoài Thủy. Hu Dị là một thành lớn phía bắc Kiến Khang.
Có thể tưởng tượng con đường dịch đạo này trước đây nhiệt náo phi thường, hiện tại thì cỏ dại mọc um tùm, lâu ngày không có người tu sửa, chỗ lồi chỗ lõm, nhưng cách đây không lâu vẫn có xe ngựa đi qua, dấu vết còn khá mới, rất nhiều khả năng là đội xa mã của Mạn Diệu phu nhân. Chẳng lẽ bà ta muốn tới Kiến Khang?
Yến Phi trong lòng còn đang tính toán đã thấy đặt chân tới Hoài Thủy, nếu bơi qua bên kia, theo bờ nam tiến về phía tây, tối đa mất hai ngày công phu có thể đến được Hạp Thạch thành, có thể nghỉ ngơi chữa thương cho khỏe khoắn, lại không lo gặp phải mấy kẻ xúi quẩy Nhậm Dao hay Thanh Thị đang đi tìm Lưu Dụ.
Cho dù hai người nọ có tới Hạp Thạch thành sớm hơn chàng một ngày hay nửa buổi, cũng không dám ngang nhiên mò vào thành nội tìm Lưu Dụ khắp nơi, vì đấy là trọng địa của Bắc Phủ binh, đụng đến Tạ Huyền, dù rằng cao minh như Nhậm Dao, cũng khó có thể chịu nổi.
Như vậy hai người bọn họ chỉ có thể ẩn phục ngoài thành kiếm cơ hội. Vượt qua đầu đường, Yến Phi giật mình dừng bước.
Không xa ở phía trước, chợt thấy một xác người nằm phục trên mặt đất, bội kiếm gãy rời thành hai đoạn, nằm bên xác chết. Coi phục sức rõ ràng là một võ sĩ trẻ tuổi của Tiêu Dao giáo hộ tống Mạn Diệu phu nhân, thân xác vẫn còn hơi ấm.
Yến Phi chợt có cảm giác cổ quái lịch sử trùng diễn, trong đầu thoáng hiện cảnh tượng Thái Ất giáo đồ bị Lư Tuần giết chết thây nằm ngổn ngang trên đường. Vội tiến đến kiểm tra kỹ càng cái xác, bên ngoài không thấy có vết thương nào, rõ ràng đã bị chấn đứt kinh mạch mà chết.
Thực lực đám giáo đồ Thái Ất giáo không thể so với xa đội của Mạn Diệu phu nhân được, bản thân bà ta cũng là một cao thủ, lại còn có Nhậm Dao loanh quanh trong vùng phụ cận.
Vậy thì ai dám nhè đầu thái tuế động thổ? Hỏi ai có thể chịu đựng được?
Yến Phi tiếp tục men theo con đường tiến nhanh, không lâu lại nhìn thấy hai thi thể, trong đó có một tiểu tỳ của Mạn Diệu phu nhân, kẻ hành hung chẳng những tâm ngoan thủ lạt, mà còn chắc chắn không phải là nhân vật chánh phái thế thiên hành đạo.
Chàng tuy không có hảo cảm với bất kỳ người nào của Tiêu Dao giáo, nhưng mà bất giác cũng nảy sinh lòng thương xót.
Ba người cùng chết một kiểu, đều bị hung thủ dùng tuyệt thế huyền công với thủ pháp dương cương chấn đứt tâm mạch, toàn thân không thấy thương thế nào khác, thủ pháp âm nhu đoạn mạch phá tim, chàng chưa bao giờ chứng kiến thủ đoạn tà ác đáng sợ đến như thế.
Lại vượt qua một khúc quanh, quả nhiên không ngoài sở liệu, chiếc xe ngựa hoa lệ đổ nghiêng bên đường, xung quanh xác chết rải rác, cảnh tượng thật không nỡ nhìn.
Yến Phi bỗng có cảm giác không rét mà run, kẻ truy theo Mạn Diệu phu nhân võ công còn trên cả Lư Tuần, nhân vật như vậy trong thiên hạ tìm được một người cũng chẳng dễ, vậy mà mấy ngày nay bọn họ lại hết người này đến người khác cứ như từ địa phủ hiện lên tác ác nhân gian ở Biên Hoang, nguyên nhân là chuyện gì vậy?
Trong khi quân khinh kỵ Bắc Phủ binh chia làm ba đường vượt sông, vì lòng sông hạ thấp, cung tiễn thủ bố trí ở tuyến đầu tiên của Đê Tần lại ở cách bờ trăm bộ, vì vậy về góc độ chỉ có thể nhìn thấy chỏm đầu địch nhân, đích ngắm khó khăn, lại thêm tiếng trống chấn động màng tai, nhất thời tâm trí hoang mang, chỉ có một số nhắm mắt xạ tiễn, đều bị địch nhân giơ cao thuẫn bài chắn hết.
Phù Dung ngồi trên mình ngựa nhìn thấy rõ ràng địch nhân phi ngựa vượt sông với tốc độ gần như trên đường bằng, mà nước sông tối đa chỉ tới gót chân ngựa, biết rằng trúng kế, thầm kêu bất diệu, liền bạt đao hô quân tiến lên, chỉ tiếc tiếng thét của hắn bị tiếng trống trận đinh tai nhức óc nhấn chìm.
Liền chuyển sang hô quân phóng tiễn, thì đã thấy hàng trăm mũi tên như mưa bấc từ dưới sông xạ tới trận địa bên mình, lập tức bắn ngã hơn chục người.
Tiền trận kiên cố lập tức rối loạn.
Tạ Huyền một mình một ngựa dẫn đầu vọt lên bờ sông, hét to: "Phù Kiên bại rồi!".
Cần biết tuyến đầu của Tần binh chỉ cách bờ sông trăm bộ, với tốc độ kỵ binh chỉ trong chớp mắt công phu là đủ để xông vào trong trận, mỗi một tên Tần binh chỉ có thể tối đa bắn ra hai mũi tên.
Tạ Huyền xuất hiện khiến tứ phía đều nhằm vào ông xạ tiễn, ngờ đâu Tạ Huyền tả thuẫn hữu kiếm, thuẫn hộ mã kiếm hộ thân, bao nhiêu tên bắn tới đều bị đánh văng ra tứ phía, cực kỳ uy phong.
Ba lộ kỵ binh đồng thời vọt lên tây ngạn Phì Thủy, như lang như hổ xông vào địch trận.
Tần binh đang triệt thoái thế trận liền rối loạn, đám thì quay đầu nghênh chiến, đám thì tiếp tục thoái hậu, ngươi đụng ta, ta cản ngươi, hình thế hỗn loạn không chịu được.
Phù Kiên cùng đám tướng lãnh thấy địch nhân tới nhanh như vậy biết trúng kế, hoang mang kềm ngựa quay đầu, hét to lệnh cho thủ hạ xung quanh hồi đầu phản kích, tiếc rằng trận đã không còn thành trận, đội cũng không ra đội, hình thế càng thêm hỗn loạn.
Uổng cho hơn hai chục vạn đại quân lại vô pháp phát huy uy lực vốn có lấy nhiều hiếp ít.
Trên tuyến đầu tiên Phù Dung thấy tình thế không hay, liền hét to: "Bạt xuất binh khí, tác chiến tầm gần".
Bộ binh vốn chủ yếu là Hán nhân thấy địch nhân xông đến khí thế hùng hổ, ngập ngừng không biết nên nỗ lực chiến đấu hay rút lui về phía sau, Chu Tự biết thời cơ đã đến, bèn thét to: "Tần quân bại rồi!" Liền đem thân binh thân tướng quay đầu bỏ chạy, Tần binh xung quanh nào biết phát sinh chuyện gì, lập tức chạy theo, tiền trận lộ ra một khoảng trống lớn, theo phản ứng rút dây động rừng, loạn càng thêm loạn.
Phù Dung thấy vậy biết ngay Chu Tự là phản đồ gian tế, liền vung đao thúc ngựa đuổi theo Chu Tự, hét to: "Kẻ nào lui là chém!".
"Sưu" một tiếng, một mũi kình tiễn từ phía địch phương xạ tới, thấu qua ngực trái xuyên vào tâm tạng Phù Dung. nguồn TruyenFull.vn
Trường đao trong tay Phù Dung rơi xuống, trước lúc chết hắn miễn cưỡng ngoái đầu nhìn lại, thấy Tạ Huyền đang xông tới chỗ mình, trường cung đã treo trở lại bên mình ngựa, ý niệm cuối cùng của hắn là hiểu rõ chẳng những thua trận này, mà Đê Tần cũng hoàn toàn tan vỡ.
Binh lính trên tiền tuyến thấy chủ tướng ngã ngựa, liền hè nhau quay đầu chạy, Chu Tự thì không ngừng hét lớn "Phù Kiên bại rồi!", địch nhân lại đang xông đến ngay trước mặt, lập tức vứt cung bỏ giáo, bỏ chạy tứ tán về phía tây, làm cho quân kỵ đang muốn quay đầu hoàn kích bị chia năm xẻ bảy, không còn ra đội hình gì hết.
Chỉ thấy người ngựa giẫm lên nhau, ngựa đổ người ngã, hò hét vang trời, ba đội kỵ binh bên Tạ Huyền đã phá trận xông vào, chiến tranh không còn là chiến tranh, mà biến thành một bên thả sức chém giết một bên.
Bộ quân Bắc Phủ binh do Tôn Vô Chung cùng chư tướng chỉ huy, theo sau kỵ binh vượt sông, khi bọn họ leo lên đến bờ sông thì đại cục đã định, toàn thể cánh đồng hoang dọc theo tây ngạn Phì Thủy đầy nhóc Tần binh cả bộ lẫn kỵ đang tháo chạy tứ tung.
Phù Kiên hồi đầu muốn nghênh địch, mắt muốn đứng tròng, bất kể tả hữu cản trở, cố chết xông lên, ngặt một nỗi thân binh đoàn bị hàng đàn hàng lũ bộ binh chạy ngược trở lại đâm sầm vào, đành chịu chết không sao tiến lên được.
Khất Phục Quốc Nhân thấy kỵ đội của Tạ Huyền đang nhằm hướng có lá cờ tiết màu vàng nghiêng ngả của bọn hắn phi tới, biết bại thế đã thành, dù có Tôn Tử hạ phàm cũng không làm gì được, liền cố chết kéo cương ngựa Phù Kiên, kêu lớn: "Thỉnh Thiên Vương lui về Biên Hoang Tập".
Phù Kiên vẫn muốn kháng cự, chợt một mũi tên bay đến như tia chớp, cắm ngập vào vai, đau đến nỗi y rú thảm một tiếng, nằm gục trên lưng ngựa.
Khất Phục Quốc Nhân không rảnh kiểm tra thương thế của y, kéo theo ngựa Phù Kiên phi về phía Hoài Thủy, Lữ Quang và chúng tướng dẫn theo một bọn thân binh vội vã bảo vệ hai bên cùng phóng đi.
Đê Tần quân kết quả bại trận hoàn toàn.
Đại hán trọc đầu phụ trách đoàn xe nằm chết bên cỗ xe, chỗ huyệt bối tâm y phục bị phá nát, lờ mờ nhìn thấy một dấu chưởng ấn tím đen, hai tay thò ra không tự nhiên, ngón tay giữa gập lại, tựa như muốn móc cái gì đó dưới mặt đất lên.
Yến Phi tới bên xác hắn quỳ xuống xem kỹ, quả nhiên đại hán này trước lúc lâm tử cố sức viết lên mặt đất một chữ "Giang", ngón tay giữa còn dính lại ở nét chữ cuối cùng, sau đấy không chịu nổi mà chết đi, xung quanh không thấy người nào khác bị hại.
Có cao thủ như thế họ Giang?
Bỗng nhiên trong lòng chấn động, nghĩ đến một người.
Kẻ sát nhân nhất định là Thái Ất giáo chủ Giang Lăng Hư, sự thực lão đã vì Thiên Địa bội lén đến Biên Hoang Tập, chỉ vì đạo môn vướng phải lời thề nào đấy mà không ra mặt ở Nhữ Âm thành, đến khi phát hiện Vinh Trí mấy người bị hại, biết là do Nhậm Dao xuất thủ, mới nổi giận truy theo dấu bánh xe, đại khai sát giới. Nhậm Dao thì không theo đám Tiêu Dao giáo đồ nam hành, đương nhiên bọn họ gặp phải tai ương.
Coi vậy thì Thiên sư Tôn Ân mà mọi người nam phương đều sợ hãi cũng có khả năng ở đâu đó tại Biên Hoang.
Đại hán đầu trọc này là kẻ duy nhất thấy có vết thương trí mệnh, Yến Phi suy đoán võ công của hắn cao hơn đồng bọn nhiều, một mình độc lực chặn đánh Giang Lăng Hư, để cho đám Mạn Diệu phu nhân đào tẩu.
Nghĩ tới đó, Yến Phi quét mắt tìm trong đám rừng rậm bên đường, không bao lâu đã có phát hiện, phía bên tả có dấu vết cành lá rơi rụng do có người xông qua. Yến Phi nhảy vọt lên, lướt vào trong rừng, trong không khí còn vương vất mùi vị lưu lại từ yên vụ đạn Thanh Thị thường phóng ra.
Cũng có thể là do Tiêu Dao giáo đồ, hoặc là Mạn Diệu phu nhân thi xuất.
Đối với yêu nữ Thanh Thị, chàng là bạn hay là thù thật khó phân biệt, bất quá không hề có ác cảm. Ả ta tuy hành vi khó lường, phản phản phúc phúc, nhưng nhớ tới khuôn mặt xinh đẹp ngây thơ, thần tình khả ái tại Trữ gia thôn khi giục chàng đào tẩu, cảm thấy ả ta hoàn toàn không phải hạng cùng hung cực ác như Nhậm Dao.
Chàng bất giác tiến sâu vào bên trong hơn mười trượng, một thi thể phụ nữ bị treo cao trên cây, tóc tai rũ rượi, lại là một tỳ nữ khác của Mạn Diệu phu nhân.
Yến Phi bình thường chuyện khó nhẫn nhịn nhất chính là nam nhân mạnh khỏe ngược đãi nữ lưu, Tiêu Dao giáo nữ đồ tuy không phải hạng nữ nhân yếu đuối, càng không phải là thiện nam tín nữ, nhưng mà thủ đoạn độc ác tàn nhẫn của Giang Lăng Hư vẫn khiến chàng hết sức phẫn nộ.
Vốn định hãy cứ xem đã, chẳng nên nhúng chân đụng tay vào chuyện tà giáo tàn sát lẫn nhau, cuối cùng quên luôn, xuyên vào rừng sâu toàn tốc truy theo vết tích còn lưu lại, cũng quên luôn thân mình đang mang nội thương nghiêm trọng.
Tạ Huyền dừng ngựa trên bờ nam Hoài Thủy, ngưng thần nhìn sang rừng núi hoang vu bên đối ngạn, ba đạo phù kiều do Phù Dung kiến lập nằm vắt ngang sông phía trước mặt, thủy sư của đại Tấn đang ngược dòng Hoài Thủy tiến đến, chuyển qua hướng bắc tiến nhập Dĩnh Thủy, cờ xí tung bay triển khai hướng về Biên Hoang Tập, tiến công vào cứ điểm đại hậu phương của địch, cần nhất là phải trước một bước phá hủy chỗ dựa duy nhất để Phù Kiên lật ngược tình thế.
Lưu Dụ cùng một bọn thân binh thúc ngựa theo sau Tạ Huyền, trong lòng đầy hưng phấn vì thắng lợi, cũng pha lẫn nỗi đau thấy mạng người trong chiến tranh không khác gì cỏ rác.
Trận chiến Phì Thủy đã cáo chung với mấy chữ "Tần binh đại bại".
Chỉ là địch nhân "tự giày xéo lẫn nhau mà chết, ngổn ngang khắp đồng hoang".
Hiện tại Lưu Lao Chi và Hà Khiêm mỗi người dẫn một cánh quân phân biệt ở hai bờ Hoài Thủy truy sát địch nhân đào vong, Tạ Thạch và Tạ Diễm thì phụ trách thu thập tàn cục,
tiếp thu Thọ Dương, xử lý địch nhân thương vong và thu gom chiến mã, binh khí, cung tên, lương thảo, vật tư địch nhân bỏ lại.
Tạ Huyền suất lĩnh hai ngàn tinh kỵ, vừa tới đây liền dừng ngựa đứng suy tư, kể cả Lưu Dụ, không ai biết ông nghĩ đến chuyện gì.
Tạ Huyền chợt nói: "Tiểu Dụ tới đây".
Lưu Dụ vỗ ngựa tiến lên, tới gần ngang với Tạ Huyền, hết sức cung kính nói: "Xin Huyên soái phân phó!".
Tạ Huyền song mục xạ xuất thần sắc mê man, nhẹ thở dài nói: "Ngươi có cảm giác gì?".
Lưu Dụ hết sức ngạc nhiên, thật thà đáp: "Đương nhiên là tâm tình hưng phấn, lại như trút được gánh nặng. Phù Kiên bại trận này, sẽ khiến bắc phương chia năm xẻ bảy, chúng ta chẳng những có thể yên ổn một giai đoạn, mà còn có thể thừa thế bắc phạt, thống nhất thiên hạ, Lưu Dụ chỉ mong được đi theo Huyền soái đánh dẹp bắc phương".
Tạ Huyền không quay đầu nhìn gã, quan sát ba cỗ đại thuyền từ từ tách ra cập vào bến đỗ tạm thời do người Tần thiết kế, thần sắc thản nhiên nói: "Nếu mọi chuyện đơn giản như Tiểu Dụ nói, thì trên đời này sẽ bớt đi rất nhiều chuyện phiền não, tiếc là mong muốn và sự thực thường trái ngược nhau, Tiểu Dụ phải ghi nhớ bốn chữ 'nhân tâm nan trắc'1".
Lưu Dụ bây giờ đã coi ông hơn hẳn thần tượng anh hùng Tổ Địch xưa nay của mình, nghe lời này trong lòng chấn động nói: "Tiểu Dụ không hiểu rõ ý Huyền soái".
Tạ Huyền nói: "Rồi có một ngày ngươi sẽ hiểu rõ. Chiến tranh là thứ vô tình, hiện giờ chúng ta cần phải thừa thế đuổi đánh đến cùng, tiêu diệt bằng hết, ra sức thu hồi đất đai bị mất nhiều năm rồi. Ài! Trước đây ta rất mừng vui vì sự tồn tại của Biên Hoang, để cho chúng ta có thể bảo trì cục diện hòa bình phồn vinh, nhưng lúc này, Biên Hoang lại thành ra chướng ngại to lớn nhất".
Lưu Dụ ngấm ngầm tán thành.
Biên Hoang vì là vùng đất đệm hoang vu không người, đường đi không có thành thị thôn làng, cả hai phía bắc nam bên nào muốn tấn công đối phương đều phải tốn công tốn sức, trên đường hành quân và vận chuyển lương thảo càng phải phí tâm tư, còn để đối phương có thừa thời gian chuẩn bị nghênh chiến, hiện đã biến thành chướng ngại thiên nhiên đối với Nam Tấn.
Nhưng hiện giờ Phù Kiên đại bại, lại do Nam Tấn không có chuẩn bị cho công cuộc bắc phạt, tối đa cũng chỉ thu hồi được đại thành Tương Dương là Biên Hoang đã rơi vào tay Để Tần, không dễ thừa thế truy kích, nhất cử thu phục bắc phương.
Nếu đợi đến khi các tộc bắc phương thế đứng ổn định rồi, tình hình sẽ đảo ngược, bắc phạt càng bất lợi, vì vậy Tạ Huyền mới lộ vẻ cảm thán.
Còn nếu bắc phạt có thể thành hay không, phải coi lại tâm ý triều đình, Tạ Huyền nói "nhân tâm nan trắc", ít nhất cũng có một phần có xuất xứ từ đó.
Chiến mã từ ba cỗ đại thuyền ào ào tuôn xuống bờ sông, nhìn thấy vậy Lưu Dụ hết sức nghi hoặc, không biết từ đâu ra đám ngựa này, mà lại tập trung toàn chiến mã hảo hạng đã được tinh tuyển.
Lưu Dụ không kềm được hỏi: "Đám ngựa này...".
Tạ Huyền mỉm cười: "Tiểu Dụ chẳng lẽ quên mất trận Lạc Giản rồi sao?".
Lưu Dụ chợt hiểu rõ, đám chiến mã thượng hạng này là chiến lợi phẩm thu được trong trận đánh bại quân Lương Thành, lòng đã minh bạch nói: "Huyền soái phải chăng chuẩn bị tự thân truy kích Phù Kiên?".
Tạ Huyền sau cùng liếc nhìn gã, gật đầu nói: "Đầu óc tiểu Dụ thật linh hoạt, đó chính là truy bách tới cùng, đuổi tận sát tuyệt, nếu không ta biết ăn nói thế nào với triều đình?".
Lưu Dụ thầm khen tuyệt, lại càng thêm bội phục, Tạ Huyền đích thực tính toán không sót điều gì, nếu đổi lại là mình, chắc chắn sẽ mang chiến mã ra sử dụng trong trận chiến vừa rồi, như thế có thể khiến địch nhân sinh lòng cảnh giác, không dễ trúng kế, nếu mang những chiến mã mạnh khỏe này thay đổi cho những con mỏi mệt vì chiến trận để truy sát đám người ngựa kiệt sức của Phù Kiên, đúng là thượng thượng sách, chẳng trách Tạ Huyền không chút lo lắng về chuyện Phù Kiên càng lúc càng chạy xa, bởi vì đàn ngựa chiến tinh nhuệ được ăn uống đầy đủ này đem ra truy đuổi địch nhân không được nghỉ ngơi lại sức, tất sẽ nhẹ nhàng thu thập đối phương.
Từ lúc thắng phụ chưa rõ, Tạ Huyền đã quyết định xong toàn bộ kế hoạch truy sát Phù Kiên, thật đáng gọi là minh soái, sau chiến thắng liền tận lực tranh thủ đoạt lấy chiến quả lớn nhất.
Tạ Huyền điềm đạm nói: "Ngươi đoán Phù Kiên sẽ chọn lộ tuyến nào để chạy trốn?". Lưu Dụ không chút do dự đáp: "Biên HoangTập!".
Tạ Huyền cười ha hả: "Trả lời tốt lắm! Phù Kiên bại trận này là hết sức ngoài ý liệu, lại đau lòng vì cái chết của Phù Dung, tất sẽ toàn lực chạy về Biên Hoang Tập, hy vọng lấy hơn
mười vạn quân của Biên Hoang Tập, cộng với chấn chỉnh bại quân, mưu đồ phản công. Ta muốn lợi dụng tâm lý này của y, đánh cho y vĩnh viễn không thể trở về phương bắc nữa".
Lưu Dụ phấn khởi nói: "Dù Phù Kiên tinh minh đến đâu cũng không nghĩ Mộ Dung Thùy và Diêu Trường lại bán đứng y, cho là dựa vào binh lính chưa hề tổn hại gì của hai người này, có thể giúp y vãn hồi cục diện. Như hiện giờ có thể chắc chắn rằng Mộ Dung Thùy cố nhiên án binh bất động, Diêu Trường nghe tin Phù Kiên thua trận cũng sẽ lập tức suất lĩnh thủ hạ triệt thoái về phương bắc. Tại Biên Hoang Tập không có đại tướng xuất sắc nào chủ trì, lại thêm nhân tâm bàng hoàng, thủy sư của chúng ta công đến, binh tướng thủ giữ Biên Hoang Tập nghe tiếng mà chạy, không đánh mà tan. Kế hoạch này của Huyền soái quả thực cao minh".
Tạ Huyền im lặng một lát, chợt trầm giọng nói: "Chúng ta phải thận trọng với Mộ Dung Thùy, hiện tại tâm nguyện của hắn đã thành, Đê binh của Phù Kiên đã tan nát, quan hệ của hắn với chúng ta đã thay đổi rồi, không còn lợi dụng lẫn nhau được nữa".
Lưu Dụ gật đầu tiếp thụ, trong lòng thêm cảm kích, Tạ Huyền đích thực đặc biệt coi trọng gã, chẳng những chịu cùng trao đổi tâm sự mà còn ân cần dạy bảo gã, kỳ vọng hắn thành tài.
Tạ Huyền nói: "Chúng ta đi thôi!".
Rồi dẫn đầu thúc ngựa phi xuống phù kiều.
Lưu Dụ cùng chúng kỵ binh phi theo sau, vó ngựa đạp lên cầu phao, phát ra âm thanh giòn giã, phảng phất như khua lên những tiếng chuông nguyện hồn Phù Kiên. Đế quốc Đê Tần hùng mạnh đã tới hồi kết liễu.