Bên Đây Mưa Bụi, Bên Kia Rực Rỡ

Chương 95: Hoàng Xuân




Lão gia nhà ta họ Hoàng tên là Chất và làm nghề luyện sắt nên rất giàu. Tiếc rằng ông ấy phúc mỏng về đường con cháu, dưới gối chỉ có một đứa con vợ cả, tên là Hoàng Xuân. Còn mấy người thiếp không ai sinh được đứa con nào.

Lúc Xuân thiếu gia 4 tuổi thì mẹ đẻ qua đời. Sau đó lão gia lại cưới người khác. Năm thứ hai phu nhân mới vào cửa đã sinh cho lão gia một đôi song sinh đặt tên là Trình Tường và Trình Lộ. Lúc ấy mọi người trong gia tộc đều vui mừng và rất kính trọng vị phu nhân mới.

Phu nhân mới là người trẻ tuổi, xinh đẹp nên rất được lão gia yêu chiều. Hiện tại nàng ta lại sinh được hai đứa con nên đương nhiên phần yêu thương kia càng thêm dày. Và cũng vì thế mà nàng ta trở nên kiêu căng, thái độ cũng không coi trọng Xuân thiếu gia. Tuy cũng không coi như ngược đãi nhưng chẳng quản chi phí ăn mặc. Mà bọn người dưới thì cực giỏi trong việc nhìn mặt đoán ý, thấy phu nhân như thế nên bọn chúng cũng đối xử với Xuân thiếu gia không ra gì. Ta thường xuyên nhìn thấy hắn ngồi một mình ngoài vườn đào bùn chơi, trên người là bộ quần áo ngắn củn không vừa người. Trong phòng là tiếng cười nói vang dội nhưng chẳng chút nào liên quan tới thiếu gia.

Nói đến Xuân thiếu gia thì cũng hơi quái. Có lẽ vì mẹ mất sớm, cha bận rộn không quan tâm đến và bản thân không có anh chị em cùng tuổi nên từ nhỏ tính cách của hắn đã quái gở, làm gì cũng chỉ một mình. Ngẫu nhiên chỉ thấy thiếu gia nói vài câu với người hầu chứ ít khi hắn nói nhiều.

Nhưng Xuân thiếu gia lại có một tài nghệ mà không ai bì kịp, đó là khẩu thuật.

Hắn không chỉ có thể bắt chước tiếng chim muông và côn trùng mà còn có thể bắt chước tiếng người và giống như đúc.

Ta nhớ rõ có một lần thiếu gia đi theo ta vào rừng nhặt củi và thấy một con khỉ nhỏ đang ngồi run bần bật trên cành cây. Nó còn không to bằng bàn tay của người trưởng thành, hiển nhiên là khỉ con đi lạc đàn. Xuân thiếu gia lập tức bắt chước tiếng kêu của con khỉ vì thế con khỉ nhỏ trèo từ trên cây xuống, do dự mãi mới chui vào lòng hắn.

Con khỉ con coi Xuân thiếu gia như mẹ, mà hắn cũng coi nó như người thân của mình, đi tới đâu cũng mang theo nó. Con khỉ kia ngày ngày ngồi trên vai hắn, móng vuốt bán lấy quả cây thiếu gia đưa và ăn ngon lành, nước sốt chảy xuống bẩn quần áo nhưng thiếu gia cũng chẳng giận.

Ta đã từng nghe Xuân thiếu gia nói chuyện với con khỉ kia. Hắn nói: ngươi không có mẹ, ta cũng thế, vừa lúc hai ta có thể làm bạn.

Sau đó Xuân thiếu gia lên bảy, con khỉ cũng trưởng thành nhưng vẫn ngày ngày vui vẻ ngồi trên vai hắn giống như hộ pháp của đứa trẻ cô độc kia. Ta nghĩ nếu sau này không xảy ra chuyện kia thì có khi ngày tháng sẽ cứ tiếp tục như vậy, nhà họ Hoàng cũng sẽ không tan đàn xẻ nghé. Tuy Xuân thiếu gia cô độc, nhưng chắc hắn sẽ có thể tiếp tục trưởng thành, cả nhà cũng có thể hòa thuận ở lại bên nhau.

Ngày đó, con khỉ kia vẫn ngồi trên vai Xuân thiếu gia, trước sau như một. Thiếu gia thì ngồi bên cạnh giếng nước, cả hai cứ thế nhìn ảnh ngược của mình trong giếng. Trên mặt họ là bộ dạng không thuộc về một đứa trẻ, và cũng không thuộc về một con khỉ.

Lúc này phía sau vang lên tiếng tặc lưỡi, con khỉ và thiếu gia đều quay đầu lại và thấy Trình Tường đứng đó, tay cầm một quả lê lắc lắc về phía con khỉ.

Xuân thiếu gia còn chưa kịp ngăn cản thì con khỉ đã nhảy xuống và chạy về phía Trình Tường. Đứa nhỏ kia thấy một con vật không nhỏ hơn mình là mấy xông tới thì sợ hãi nắm chặt quả lê và xoay người chạy. (Hãy đọc truyện này tại trang runghophach.com) Xuân thiếu gia vội vàng gọi con khỉ trở về bởi hắn biết đứa em trai này là người mà mình không thể trêu vào, con khỉ của hắn lại càng không.

Nhưng Trình Tường thấy con khỉ ngừng lại thì cũng bất động và xoay người dùng quả lê dụ con khỉ nhỏ đi qua, miệng gọi “Tới ăn nè, tới ăn nè.”

Xuân thiếu gia thấy Trình Tường đã không còn sợ nữa thì cũng không ngăn cản con khỉ. Hoặc nói đúng hơn là hắn không dám bởi vị phu nhân kia đang dựa vào khung cửa nhìn bên này, ánh mắt lạnh nhạt như muốn xem kẻ làm anh như hắn sẽ làm thế nào, liệu hắn có thể nhường con khỉ kia cho em mình không?

Hắn cũng không muốn mang tiếng đối xử không tốt với anh em.

Vì thế con khỉ lại đi tới bên cạnh Trình Tường và ngồi xổm xuống cầm quả lê hắn đưa. Nhưng lúc nó muốn rời đi lại bị Trình Tường ngăn cản, một tay hắn túm lấy lưng nó, một tay túm cái đuôi và tàn nhẫn giật một cái.

Xuân thiếu gia muốn lên tiếng ngăn cản nhưng đã muộn. Trình Tường nằm ngửa trên mặt đất khóc thét lên, trên má phải của hắn là một vết cào dài nửa ngón tay, máu chảy ào ạt nhuộm đỏ thái dương của hắn.

Xuân thiếu gia nghe thấy tiếng phu nhân thét chói tai. Âm thanh này không chỉ dọa hắn mà cũng dọa con khỉ con vừa phạm phải sai lầm thế là nó rúc vào lòng hắn, hai cái vuốt bám lấy quần áo đứa nhỏ.

Đêm hôm ấy con khỉ bị lão gia mang đi. Nó bị lột da, thân thể máu chảy đầm đìa bị ném trong rừng cây ngoài tòa nhà này.

Mặt Trình Tường bị thương. Lang trung tới và nói vết thương đã tổn thương da nên nhất định sẽ để lại sẹo. Phu nhân tức giận nghĩ một con khỉ chết đi cũng không đủ bù lại vết thương vĩnh viễn để lại sẹo trên mặt con mình vì thế nàng ta trút mọi giận dữ lên người Xuân thiếu gia.

Xuân thiếu gia bị phạt quỳ bên ngoài tòa nhà suốt hai ngày hai đêm và không được ăn cơm, cũng không có nước uống. Tới khi được cho vào nhà thì hắn đã chẳng còn chút sức lực nào, là ta cõng hắn vào nhà.

Sau đó nửa tháng, vào sáng sớm một ngày kia người ta phát hiện con mèo lông vàng phu nhân mang từ Mẫn quận tới đây đã bị người ta lột da và nằm chết ngay bên ngoài tòa nhà. Phu nhân nói tối hôm trước nàng nghe thấy rõ tiếng mèo kêu bên ngoài và con mèo nàng ta yêu thích cũng theo đó đi ra.

Việc này đi vào bế tắc, nhưng bốn ngày sau lại xảy ra một sự kiện khiến mọi người trong nhà họ Hoàng không thể bỏ qua.

Trình Tường chết. Hắn cũng chết bên ngoài tòa nhà, cũng bị lột da giống con mèo lông vàng mà mẹ hắn yêu tha thiết.

Ta là người đầu tiên phát hiện ra hắn. Đó là một buổi sáng tràn ngập sương sớm, ta nhìn xuyên qua lỗ châu mai trên tường và thấy thân thể màu hồng nhạt của hắn như được bọc một tầng màng. Hắn còn nhỏ như thế, cả người cuộn lại như đứa nhỏ còn trong tã lót.

Trình Tường là nghe em gái gọi mới đi ra ngoài. Trình Lộ biết nói muộn, ba tuổi mà vẫn chưa nói sõi, chỉ có thể gọi “Ca ca”. Ngày đó, Trình Tường nghe thấy

em gái gọi mình thì đi ra ngoài và không về nữa.

Sau khi Trình Tường chết, lão gia hỏi Trình Lộ gọi anh trai ra ngoài làm gì nhưng chẳng có được thông tin nào hết. Tiểu thư chỉ biết “ê a” loạn lên, hoàn toàn không nói được lời nào.

“Liệu có thể là nó không?” Lúc này phu nhân tóc tai tán loạn, khuôn mặt trắng như ánh trăng ảm đạm bên trên tòa nhà này. Nàng ta mất con trai nên lý trí dường như cũng không còn tỉnh táo, “Là nó. Nó giỏi bắt chước nên mới giả giọng Trình Lộ và gọi Trình Tường ra ngoài giết.”

“Nó chỉ là một đứa nhỏ bảy tuổi.” Trong mắt lão gia hiện lên do dự nhưng lại bị ông ta nén xuống, “Hơn nữa nó là… anh cả của Trình Tường.”

Đó dù sao cũng là đứa con trai cả nhà họ Hoàng.

Đôi mắt phu nhân lã chã, trên mặt là hận ý sâu đậm.

“Thiếp không cần tính mạng của nó, chỉ cần đầu lưỡi kia thôi,” nàng ta quỳ xuống, khuôn mặt yếu ớt đáng thương, cả người dựa bên chân lão gia và túm lấy ống quần ông ta nói, “Lão gia cũng hiểu rõ hung thủ giết Trình Tường là ai.

Ngài cũng hiểu, vì thế ngài phải cho thiếp một lời giải thích. Trình Tường không thể chết không rõ ràng như thế được.”

Hoàng Chất nhìn thẳng nàng ta và lặng im thật lâu, vì thế nàng ta lại nói, “Thiếp sẽ lại sinh con cho ngài, thiếp còn trẻ, còn có thể sinh những đứa con khác.”

Tối hôm đó lão gia đi tới phòng của Xuân thiếu gia. Ta thấy ông ấy cầm một

con dao bị ánh trăng nhuộm thành màu xanh lơ thì da đầu như bị cái gì đó túm lấy.

Cửa bị khóa lại nhưng xuyên qua cửa sổ người ta vẫn thấy hai cái bóng một cao một thấp chồng lên nhau dưới ánh nến.

Tiếng gào của Xuân thiếu gia quá thê lương. Mặc dù cách một cánh cửa nhưng nó vẫn truyền khắp căn nhà đất. Nhưng kỳ quái là hắn không hề xin tha dù chỉ một tiếng, mãi tới khi lão gia đỏ mắt đi ra, tay cầm cái lưỡi đỏ tươi ném ngoài cửa. Ta nhìn từ bên ngoài chỉ thấy một đôi mắt đôi mắt bị bóng đêm nhấn chìm và mất đi màu vốn có.

Xuân thiếu gia quỳ rạp trên mặt đất nhìn lão gia. Đôi mắt hắn trống không, ít nhất ta chẳng nhìn được bất kỳ cảm xúc nào trong đó. Không có thù hận, tuyệt vọng hay bi thương…… Cả người hắn như biến thành một vật chết, giống đầu lưỡi bị cắt từ miệng hắn.

Sau đó, rồi sau đó…..

Khóe miệng người đốn củi giật giật. Ông ta uống thêm một ngụm rượu mới miễn cưỡng nén được hồi hộp trong lòng.

Sau đó có một buổi tối ánh trăng đỏ như máu. Có câu nói lưu truyền rằng trăng máu chính là dấu hiệu của yêu nghiệt hiện thân. Thế nên đêm đó mọi người trong tòa nhà bằng đất này đều đóng cửa và nghỉ ngơi sớm.

Rồi tới nửa đêm, khi ánh trăng lên tới giữa trời, ta lại nghe thấy tiếng người. Nó truyền tới từ bên ngoài tòa nhà, bập bõm, như khóc như than. Ta nhận ra giọng nói kia.

Là phu nhân đã qua đời……

Nàng nói: “Lưỡi…… Lưỡi….. Lão gia, trả lưỡi cho con ta……”

Ánh trăng đỏ như sắp nhỏ máu, còn lão gia thì lao ra khỏi sân dưới ánh trăng nóng rực kia, cái áo dài phía sau ông ấy chợt lắc lư trong rừng và biến mất trong bóng cây san sát. À, chính là nơi ấy.

Người đốn củi nhìn ra ngoài tòa nhà bằng đất và chỉ tay về một phía. tiếng cười khô khốc lan ra không gian, “Đó là lần cuối cùng ta thấy lão gia lúc ông ấy còn sống.”

Đêm đó chúng ta tìm khắp cả cánh rừng, mãi tới khi nắng sớm hơi hiện ra

chúng ta mới phát hiện ông ấy ở điện thờ bên cạnh cánh rừng. Da trên người ông ta cũng bị lột sạch, tay túm lấy góc điện thờ, thân thể cuộn lại trong tư thế quái dị.

“Thế thiếu gia nhà các ngươi đâu?” Lúc mọi người đều đắm chìm trong câu chuyện xưa ly kỳ đến mức gần như không có thật này thì bỗng Lưu Trường

Ương thấp giọng hỏi một câu. Khi hắn hỏi, đỉnh đầu đột nhiên có cơn gió thổi qua khiến đám mây mờ mịt bay đi, để lộ vầng trăng tròn hơi đỏ.

“Ánh trăng ngày đó cũng giống hôm nay, nhưng còn đỏ hơn. Ánh trăng hôm nay còn chưa thể gọi là trăng máu được.” Suy nghĩ của người đốn củi bị gió cắt ngang, hắn ngửa đầu nhìn chằm chằm ánh trăng trên cao một lúc lâu mới nhìn về phía Lưu Trường Ương và thấy trong mắt đối phương vẫn là ý cười.