Bên Đây Mưa Bụi, Bên Kia Rực Rỡ

Chương 125: Tiên hạc tú tài




Hòa Hương nghe thế thì cuống quít chạy đến trước giường và duỗi tay thử hơi thở. Nàng chỉ thấy mũi người kia lạnh lẽo, đã chết. Nàng hoảng sợ nuốt nước miếng, môi động đậy nhưng không nói được gì.

Nhưng đúng lúc ba người đang luống cuống thì thư sinh kia lại đột nhiên mở mắt và nhìn bọn họ chằm chằm. Vành mắt hắn màu đỏ tươi đẹp đẽ giống được vẽ bằng chu sa. Được khuôn mặt tái nhợt hỗ trợ nên nó càng lộ vẻ quái dị.

Hòa Hương không nhịn được “A” một tiếng, bàn tay che mắt nhưng vẫn không nhịn được lén nhìn qua khe hở bởi vì nàng nghe thấy vị thư sinh kia mở miệng

nói chuyện dù vừa rồi hắn còn bị đông lạnh suýt chết.

“Ta vốn là người ở khu đất bồi, nửa tháng trước ta đi săn và bị một cơn gió kỳ lạ cuốn tới cồn cát. Ngày đêm di chuyển khiến sức cùng lực kiệt……”

“Đất bồi ư? Đó là chỗ nào?” Hòa Hương buông tay và nghiêng đầu nhìn về phía cha mình.

“Ta cũng không biết đó là nơi nào,” A Tân xoa xoa tay và nói với vị thư sinh kia, “Nhưng bão này ít nhất phải mất ba tháng mới ngừng. Thân thể ngươi yếu ớt như thế thì không bằng ở lại đây một thời gian, đợi tuyết ngừng lại về nhà

cũng không muộn.”

Nghe xong lời này, A Xuân ở bên cạnh nhẹ à một tiếng. A Tân biết vợ nghĩ gì: Thư sinh này thân phận không rõ, lai lịch càng ly kỳ, nếu tùy tiện giữ hắn lại có khi sẽ tự rước lấy họa. Nhưng từ trước đến nay A Tân làm người luôn chất phác, thấy thư sinh này đáng thương nên ông ấy càng không thể nào ngoảnh mặt làm ngơ được.

Bên này hai vợ chồng đang dùng ánh mắt hằm hè nhìn nhau còn thư sinh kia thì rất hiểu chuyện và cảm tạ ơn cứu mạng của họ rồi nói, “Vừa rồi ta thấy ở cửa thôn có một ngôi miếu, nếu có thể tạm thời tránh ở đó thì không còn gì tốt hơn.”

A Xuân nghe thấy thế thì lập tức cảm thấy không được tự nhiên và cười với thư sinh, “Ngươi cứ ở nhà ta nghỉ ngơi mấy ngày, chờ thân thể khỏe hơn lại dọn tới miếu cũng không muộn.”

Thư sinh ở lại nhà Hòa Hương 5 ngày sau đó mặc một chiếc áo cũ của A Tân và cẩn thận gấp gọn bộ quần áo nhẹ như bông kia của mình lại. Hắn bỏ bộ quần áo vào tay nải cùng với mọi thứ A Xuân đã chuẩn bị cho và dời tới chùa Càn Hóa ở đầu thôn.

Hòa Hương nhảy nhót đi theo phía sau và để lại một loạt dấu chân trên mặt tuyết. Thư sinh quay đầu cười với nàng, “Nhóc con luyến tiếc không muốn ta đi hả?”

Hòa Hương đỏ mặt và lắc đầu nhưng vừa thấy thư sinh quay đầu tiếp tục đi là nàng cũng đạp theo dấu chân to của hắn vì thế không tốn bao nhiêu sức. Bên đường có thôn dân thấy hai người thì cười nói với Hòa Hương, “Đây là vị tú tài cha cháu cứu về à?”

Mỗi lần như thế Hòa Hương còn chưa kịp trả lời thư sinh kia đã chắp tay nho nhã chào hỏi khiến người dân thôn quê vội vã cúi người đáp lễ. Nhưng chẳng có ai hành lễ đẹp được như hắn.

Trong chùa Càn Hóa có pho tượng Thiên Vương tô vàng nhưng đã giăng đầy mạng nhện. Tay phải cầm cái ô của bức tượng lại càng nhiều mạng nhện hơn.

Hòa Hương chẳng thèm quản những thứ đó mà chỉ chăm chú quét tước một góc sạch sẽ, giúp thư sinh dọn giường rồi trải lên đó một tầng đệm chăn A Xuân vừa

mang đến. Thư sinh nhìn nàng cười, “Nhóc con còn nhỏ nhưng đã rất chu đáo.”

Hòa Hương nghe thấy thế thì mặt lại đỏ lên và không dám xoay người ra chỗ khác.

Cũng may thư sinh không phát hiện ra vẻ ngượng ngùng của nàng mà tự mình ra ngoài. Hắn ngồi xổm ở một mảnh tuyết trắng ngoài cửa và khua tay vẽ viết gì đó.

“Huynh đang viết chữ sao?” Hòa Hương không nhịn được đi qua nhìn mặt đất và hỏi.

Thư sinh không nói chuyện mà nắm chặt cành khô sau đó viết nhanh trên nền tuyết tạo thành những văn tự mà Hòa Hương không hiểu.

Mặt nàng lại đỏ lên: Nàng không biết chữ, nhưng không chỉ nàng mà mọi người trong thôn này đều không biết chữ. Mặc kệ là chữ của Tân Lê hay của người

Hán họ đều không biết.

Nàng nhìn bóng dáng thư sinh và mỗi chữ hiện ra trong tay hắn sau đó bỗng nhiên cảm thấy khoảng cách giữa bọn họ sao mà xa tuy rằng hiện tại chỉ cần nàng duỗi tay là có thể chạm vào hắn.

“Trông chẳng khác gì quỷ vẽ bùa.” Trong lòng nghẹn lại thế là Hòa Hương không nhịn được buột miệng nói lời cay độc. Nhưng thư sinh chỉ cười khẽ.

“Người không thấy thành không tường trống ư? Tướng quân có khác nào đồ trang trí. Người có thấy cảnh hoảng loạn bên ngoài kia không? Người người đan vào nhau như tơ liễu. Chim kia ngậm bùn muốn xây tổ nhưng nào còn ai nên lại bay đi.”

Hắn vừa viết vừa đọc từng chữ, cuối cùng hắn ném cành khô và quay đầu nhìn nàng, mặt mày sáng ngời dưới màn tuyết trắng, “Nhóc con có muốn đọc sách và biết chữ không?”

Từ đây chùa Càn Hóa nhiều năm không được tu sửa trở thành lớp học trong thôn. Toàn bộ trẻ con đủ loại tuổi đều tới đây nghe thư sinh giảng bài và học chữ. Thư sinh là người tính tình dịu dàng, lại rất kiên nhẫn, không chê phiền

phức mà dạy đám trẻ con nơi sơn dã học chữ. Tuy tình cảnh thường là hắn chắp tay đọc xong một đoạn văn và quay lại đã thấy một đám trẻ con trèo lên tượng Thiên Vương nghịch.

Hòa Hương đương nhiên là đứa nhỏ học chăm chỉ nhất. Nàng cảm thấy những chữ mà thư sinh dùng cành khô viết trên nền tuyết hoặc tro tàn là một nhịp cầu. Chỉ cần nàng giẫm lên đó là có thể tới gần hắn hơn một chút.

Nàng cũng rất muốn được thư sinh cầm tay dạy viết chữ. Có một lần nàng nhìn thấy hắn nắm tay mấy thằng nhóc bướng bỉnh nhất trong thôn và dạy tụi nó viết mấy chữ đơn giản như “Người” “Đại” gì đó thì bản thân cũng đứng dậy nói, “Ta cũng viết…… viết chữ ‘hương’ không tốt lắm.”

Thư sinh cười nói, “Tên của mình thì phải viết cho tốt mới được.”

Rồi sau đó hắn lại dùng cành khô viết một chữ “hương” bên chân nàng, “Đây, phần trên phải rộng tay, bên dưới hơi nhỏ hơn và gần phần trên một chút.” Hắn vẫn không chạm vào tay Hòa Hương. Nam nữ khác biệt, hắn là người tuân thủ lễ nghĩa.

Nhưng Hòa Hương vẫn cảm thấy mỹ mãn. Nàng nhìn một chữ “Hương” bên chân và cả khuôn mặt lộ ra ý cười chân thành: Chữ này thật xinh đẹp, tới độ

nàng cảm thấy tên mình cũng dễ nghe hơn nhiều. Nó đẹp tới độ, trong phần đời còn lại, mỗi khi nghĩ tới nó nàng sẽ lập tức vui vẻ.

Đây là khoảng thời gian vui sướng nhất trong cuộc đời Hòa Hương. Mỗi ngày làm xong việc nhà nàng sẽ chạy như bay tới chùa Càn hóa, từ xa nghe thấy tiếng đọc sách, hắn một câu, bọn nhỏ một câu thế là lòng nàng như mọc cánh bay về phía bầu trời xanh đến độ ngả tím phía trên.

Nhưng khoảng thời gian tốt đẹp, trong sáng ấy lại đột nhiên im bặt vào một ngày nào đó. Nó đột ngột tới độ Hòa Hương chưa kịp phản ứng thì trời đất đã điên đảo, mọi thứ sụp đổ.

Có một đứa nhỏ mất tích. Đó là đứa nhỏ trong lớp học, nhỏ hơn Hòa Hương một tuổi. Ngày ấy hắn rời khỏi chùa Càn Hóa lúc hoàng hôn nhưng không về nhà. Cha mẹ hắn như phát điên lên, ngày đêm tìm kiếm hắn. Thư sinh và mọi người trong thôn cũng đi tìm người nhưng không thấy tung tích đứa nhỏ đâu.

Thư sinh vừa thương tâm vừa tự trách bởi vì dù sao đứa nhỏ cũng mất tích sau khi rời khỏi chỗ hắn. Tuy mọi người trong thôn, bao gồm cha mẹ đứa nhỏ đều không trách hắn nhưng mấy ngày liên tiếp hắn đều không dạy học. Hòa Hương đến tìm lại phát hiện cửa chính của chùa Càn Hóa đóng chặt. Nàng hỏi thì thư sinh nói mình mệt, không muốn gặp ai.

Hòa Hương buồn bực không vui ra về. Cứ thế qua mấy ngày rốt cuộc nàng cũng không yên tâm và lại tới chùa.

Cửa chùa trước mặt vẫn đóng chặt, Hòa Hương đang định gõ cửa thì bỗng đổi ý và nhẹ nhàng dán vào khe cửa nhìn vào bên trong: Nàng thấy một cái bóng trắng đang bay lượn quanh xà nhà to lớn của ngôi chùa. Nó nhanh như tia chớp, giống như tiên nhân trong tranh.

Hòa Hương hoang mang chạy về nhà và nói với cha mẹ những gì mình nhìn thấy: “Hắn có thể bay, vừa mặc bộ quần áo kia vào hắn sẽ bay lên, uyển chuyển nhẹ nhàng như một đám mây.”

“Có lẽ là tiên hạc tú tài,” A Tân vò đầu và đưa ra kết luận, “Ta từng nghe kể về tiên hạc tú tài. Người ta nói sắc mặt hắn tái nhợt như tờ giấy, mắt đỏ như máu, tuy là nam nhưng lại mang theo mềm mại uyển chuyển. Không sai, nhất định là tiên hạc tú tài. Mắt hắn không phải cũng đỏ sao?”

A Xuân bị chồng dọa thì vội hỏi, “Vậy đó chẳng phải yêu quái à?”

A Tân lắc đầu, “Ta không biết, yêu quái cũng không phải con nào cũng tệ. Nghe nói vị tiên hạc tú tài này cực kỳ tài hoa, trong cuộc đời, hắn thích nhất là khoe khoang văn thơ. Nàng xem, không phải hắn thích dạy bọn nhỏ đọc sách ư?”

A Xuân nghe chồng nói thế thì yên lòng nhưng Hòa Hương nghe thế lại nằm mơ. Trong mộng thư sinh cầm tay nàng và mang nàng bay lên bầu trời. Áo quần trên người hắn sớm biến thành lông vũ, vừa gặp gió đã thổi ào ào. Hòa Hương nhìn khuôn mặt hắn thì thấy khóe mắt hắn đỏ bừng giống một viên đá quý đỏ tươi, ánh đỏ cả khuôn mặt nàng.

Tới ngày thứ hai nàng lại tới chùa Càn Hóa. Từ xa nhìn lại nàng nghe thấy tiếng đọc sách lanh lảnh thế là cực kỳ vui mừng chạy tới đẩy cửa ra. Sau đó nàng cẩn thận ngồi xuống chỗ cuối cùng. Nàng ngồi khoanh chân, đôi mắt nhìn chằm

chằm bóng trắng đứng đầu kia.

Hôm nay hắn mặc bộ quần áo trắng giống lần đầu tiên gặp gỡ. Quần áo mờ mịt, cả người hắn được vây trong lớp vải dệt giống như mang theo tiên khí.

Có lẽ hắn đúng là thần tiên. Hòa Hương nhìn đến mê muội thì đột nhiên thư

sinh lại đi tới bên cạnh rồi dùng ngón tay chọc lên trán của nàng và nở nụ cười lộ lúm đồng tiền, “Mấy ngày không gặp rồi. Nhóc con vừa mới bắt đầu học lại chẳng chịu chăm chú là không tốt đâu nhé!”

Hòa Hương le lưỡi và cúi đầu, trên mặt là nụ cười ấm áp. Nàng tưởng thứ mình đánh mất rốt cuộc đã trở lại. Nhưng nàng không lường trước được đó lại là lần cuối cùng được nghe hắn giảng bài.

Đêm hôm đó lại có đứa nhỏ trong thôn mất tích. Lúc các thôn dân giơ đuốc tìm kiếm khắp rừng núi thì Hòa Hương lại phát hiện không thấy thư sinh đâu. Một lát sau mọi người phát hiện ra hắn ở rừng cây bên cạnh thôn. Hắn vẫn mặc bộ quần áo màu trắng kia, tay áo bị gió thổi phồng lên như đôi cánh thật to.