Lời giới thiệuBa tập Báo ứng hiện đời rất được độc giả ưa thích, tái bản liên tục.
Nhiều, bạn khuyên tôi viết tiếp.
Nhưng tôi nghĩ, có viết nhiều cho lắm thì vẫn là chuyện nhân quả, mà các độc giả thông minh sáng trí, chỉ cần xem một-hai cuốn là có thể hiểu rõ Phật lý và biết cách hành trì thế nào để tạo hạnh phúc cho mình và người… Còn đối với người không có thiện căn, thì dù có đọc nhiều đến mấy họ cũng không hành theo, hoặc chỉ lo sùng mộ thần thông, ham biết tiền kiếp hậu kiếp, còn điểm chÍnh là ăn chay, hành thiện dứt ác, tịnh hóa thân khẩu ý… thì họ không lưu tâm.
Chưa kể đến những vị đọc mà khó chấp nhận, hoặc chẳng tin và không thèm tiếp thu…Hiện nay những người mê thần thông, ưa hướng ngoại tìm cầu… có rất nhiều, đa số còn chạy khắp nơi tìm Hòa thượng Diệu Pháp và tôi.
Thậm chỉ ở Giang Tô, Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Ngũ Đài Sơn v.
v… đều có người giả mạo, xưng là Hòa thượng Diệu Pháp (Vì vậy quý độc giả chẳng nên đi tìm gặp ngài! )Nếu như đọc sách mà không biết hồi quang phản chiếu, phát tâm sám hối, y giáo phụng hành, thì cho dù quý vị có gặp Bồ-tát Quán Âm hay Bồ-tát Di Lặc… thì cũng chẳng ích chi, vì chằng biết sửa sai, không chịu hồi đầu hướng thiện…Nhằm hạn chế bớt tình trạng (người gạt lường, mạo danh) như đã nêu, tôi cho mời nữ cư sĩ Quả Hồng, bảo cô đem các câu chuyện tu hành, những điều thấy nghe hữu ích… biên tập thành sách, giúp người đọc thâm tín nhân quả, từ bỏ điều ác, vui hành thiện, đồng thời cũng muôn nhắc nhờ rằng: bản chất môi người von có sẵn thần thông trí huệ (giống như nữ cư sĩ Quả Hồng vậy), chẳng nên tìm cầu ở bên ngoài…Nếu mọi người chịu y theo pháp Phật, phát huy giới định huệ, chân chính tu hành… thì sẽ có đủ trí huệ độ người.
Những vị thầy “mắt sáng” này có khắp nơi, rất nhiều.
Chỉ cần bạn kiên định: lấy giới làm thầy, quyết tâm “đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, thiền tịnh song tu”, thì cuối cùng sẽ khai mở trí tuệ của mình, khi “thấy năm uẩn là không, liền vượt qua tất cả khổ ách ”…Quả Khanh hổ thẹn kính ghi20/7/2008Tự thuật của Quả HồngThời ấu thơ bé tí, tôi thường đứng trước gương suy nghĩ: “Người trong gương này là ai? Là tôi ư?”… nhưng, y từ sinh đến tử thay đổi theo biến hóa vô thường, vậy tôi thực sự ở đâu? Vấn đề này từng ám ảnh khiến tôi lao tâm khổ trí suy nghĩ nhiều năm, mãi tới khi tôi biết đến Phật giáo thì mới hiểu rõ minh bạch: “Tôi trong gương chỉ là một thể xác, một lớp vỏ ngoài (giống như căn nhà vậy) mà chủ nhà mới thực sự là tôi, xưa nay vốn đầy đủ Phật tính”.Bắt đầu từ đó, tận đáy lòng sâu thẳm, tôi khao khát tìm ra chân lý bất biến vĩnh hằng của vũ trụ nhân sinh trong Phật pháp.Năm tôi 18 tuổi, trong nước dấy lên phong trào tập luyện khí công cực thịnh, cho đây là cách “rèn thân luyện thể” lý tưởng.
Tôi cũng bắt đầu hùa theo học khí công, trong đây tôi thấy môn “Tỉnh công” hay và thích hợp nhất, vì có cho niệm: “Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát”.
Có lẽ đây cũng là nhân duyên kiếp trước, bời tôi vừa nghe đến danh hiệu này thì thân tâm khoan khoái, tinh thần phấn khởi.Thế là hằng ngày sớm tối tôi đều niệm danh hiệu Ngài, siêng năng luyện tập tĩnh tọa.
Lực gia trì của Bồ-tát Quan Thế Âm thật bất khả tư nghị, “ngàn xứ cầu ngàn xứ ứng”, Ngài đã mấy lần giúp tôi vượt qua cửa ải khó khăn trong đời sống, điều này càng khiến tôi tăng thêm niềm tin kiên định đối với việc trì danh Ngài.Từ đó bất kể tôi đi đâu làm gì, hễ vừa ra khỏi cửa là tôi luôn niệm Phật Quan Thế Âm (niệm thầm hoặc niệm ra tiếng), đồng thời cũng âm thầm hạ quyết tâm, nguyện học theo, noi theo tinh thần đại từ đại bi của Bồ-tát Quan Thế Âm (tinh tấn tu hành làm lợi chúng sinh).Người hướng dẫn tôi tập khí công và đặt chân vào con đường học Phật chân chính, đó là Ân sư cư sĩ Quả Khanh.Lần đầu tụng Kinh Kim Cang, khi đọc đến câu:Tất cả pháp hữu viNhư mộng huyễn bọt sóng,Như sương như điện chớp,Cần phải quán như thế…Thì trong tâm tôi chấn động không kềm được, trăm mối cảm xúc đan xen khiến tôi bật khóc to.
Tôi khóc vì nhiều năm nay mình trầm mê trong lục đạo luân hồi, quên mất diện mục bản lai, giống như đứa trẻ bị lạc đường không ai trợ giúp, bất kể gắng sức thế nào cũng tìm không ra lối về.
Bây giờ nhờ duyên lành mà được tiếp xúc với Phật pháp, khiến tâm trí tôi phát sáng, như vừa dẹp xong rừng cỏ mịt mù, tìm ra được hướng đi chân chính cho kiếp nhân sinh…Tôi tự nhủ mình phải nắm ngay thời cơ, quay bước về nhà, dốc sức tu hành để sớm đạt giác ngộ…Dưới sự hướng dẫn của ân sư Quả Khanh, tôi bắt đầu tụng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” trong Kinh Lăng Nghiêm, tụng chú Lăng Nghiêm và quỳ lễ Đại sư Tuyên Hóa.
Tuy ngài đã viên tịch, nhưng ngài từng tuyên bố: “Những ai dù chưa thấy mặt nhưng có khát vọng muốn làm đệ tử ngài, thì thành tâm lễ bái ngài một vạn lễ, liền có thể thành đệ tử ngài”.
Vì thế mà tôi chí thành lễ bái… tròn nguyện rồi, thì thành đệ tử ngài Tuyên Hóa.Ngài Tuyên Hóa là vị cao tăng mà tôi hết mực sùng kính – một vị thầy luôn xả thân vì người, đem thân làm gương, nghiêm trì giới luật – Sáu tôn chỉ tu hành ngài đặt ra: “không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không vọng ngữ”… đã trở thành quy luật tu hành chuẩn mực cho tôi, giúp tôi giám sát từng khởi tâm động niệm của chính mình.Kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật thuyết Bát Nhã Tam Muội, các kinh điển Đại thừa v.v… luôn nhắc nhở chúng ta phải đối với thầy như với Phật.
Trong quá trình đảnh lễ ngài Tuyên Hóa, tôi nhiều lần nằm mơ, thấy được Bồ-tát Quan Thế Âm gia trì, giống như những gì mô tả về Bồ- tát Quan Thế Âm trong Phẩm Phổ Môn, tôi cảm thấy nội tâm hết sức thanh tịnh, cho nên tôi một mực xem ngài Tuyên Hóa là hóa thân của Bồ-tát Quan Thế Âm.Đọc “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” của ngài Tuyên Hóa giảng, giúp tôi hiểu rõ bốn điều tu căn bản là phải đoạn dâm, đoạn sát, đoạn trộm, đoạn dối… Bốn điều này tương quan với nhau rất chặt chẽ.
Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới trộm cắp và vọng ngữ (nói láo)… Muốn ra khỏi tam giới, thì phải tu trong từng khởi tâm động niệm, phải nghiêm trì giới luật…Tính trọng yếu của giới luật, trong kinh Phật ghi rất nhiều.
Hơn 2500 năm trước, trước khi Phật Thích Ca nhập niết bàn, ngài A-nan từng hỏi:– Lúc Phật tại thế mọi người nương Phật là thầy, vậy sau khi Ngài nhập niết bàn rồi, chúng con sẽ nương ai làm thầy?Phật dịu dàng đáp: -Ta nhập niết bàn rồi thì các con nương giới làm thầy!…Đủ thấy giới luật rất quan trọng.
Vì vậy chúng ta phải kiểm soát mình chặt chẽ, phải có đủ chánh tri chánh kiến, phá trừ mê chướng trùng trùng, hồi phục bản lai diện mục thanh tịnh, chứng đắc Phật quả vô thượng.Nhà Phật nói: “Muốn biết nhân đời trước, xem thọ báo đời này.
Muốn biết quả đời sau, xem nhân gieo hiện tại”.Hiện nay, thói đời ngày một suy, lòng người chẳng được như xưa, bây giờ là thời kỳ vật dục kim tiền, người ta vì danh vọng tư lợi, tạo lắm ác nghiệp chất chồng như: sát sinh, tà dâm, trộm cắp, nói dối gạt lường v.v… nên quả báo hiện đời cũng phát sinh theo.
Do con người sống sai trái bừa bãi, nên gặp đủ nạn tai như: đụng xe, rớt máy bay, động đất, sóng thần, cháy, lụt, gió bão v.v… khiến những ai chứng kiến phải kinh tâm, run rẩy…Trước những tai nạn khủng khiếp như thế, chúng ta cần suy nghĩ: “Là do ai hủy hoại cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường tự nhiên, vì sao vào thời khoa học kỹ nghệ ngày một phát triển như thế mà chúng ta lại bất lực trước sự trừng phạt của thiên nhiên?”…Chúng ta cần phải tỉnh táo, đây là cảnh cáo thiên nhiên dành cho chúng ta, nếu như nhân loại cứ mặc tình sống cuồng thì cuối cùng cũng là… tự vùi chôn mình.Làm thế nào để xây dựng gia viên hài hòa, giúp nhân loại sống hạnh phúc, làm sao để tránh thiên tai nhân họa, để chúng ta an cư lạc nghiệp? Những đáp án này đều có thể tìm được trong Phật pháp.Phật luôn nhắc chúng ta:”Nên đoạn ác tu thiện, không sát, trộm, dâm, vọng, đoạn trừ ý niệm tư lợi ích kỷ, sửa đổi hành vi tập khí thói quen tạo lỗi của mình”… như thế mới có thể hạnh phúc an lạc, giữa người với người tự nhiên sẽ sống chung hài hòa, toàn xã hội có thể phát triển tốt.Do những năm gần đây đạt được lợi ích trong quá trình học Phật, bản thân tôi và các cư sĩ bạn bè đều thâm cảm Phật pháp thật là mầu nhiệm bất khả tư nghị, nhân quả báo ứng không sai mảy may.
Vì vậy chúng tôi đem những điều thấy nghe đơn giản, biên lại thành tập, hi vọng thông qua đây mọi người thâm tín nhân quả, bỏ ác theo thiện.Sách này viết ra với mục đích hi vọng chư vị bạn đạo đọc xong sẽ kiên định niềm tin học Phật, hằng tự tỉnh kiểm soát bản thân, phụng hành theo Phật pháp.
Dùng sự “chân tu thật chứng của mình” để cải tạo vận mệnh, lìa khổ được vui, thành tựu Phật đạo, và không còn “cầu pháp ngoài tâm” , khỏi phải bôn ba đi khắp nơi truy tìm người hiểu nhân quả hay kẻ có thần thông chi nữa.Chúng ta cần nhớ kỷ, phải khắc cốt ghi tâm lờ dạy trong Kinh Kim cang “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, tất cả các Pháp của Phật đều vì trị bệnh của chúng sinh, vì những mê muội của chúng sinh mà thiết lập, vì vậy mới có câu “Pháp còn phải xả, huống chi là phi pháp”.Những tên người liên quan đến nhân vật, địa danh trong bài viết… chúng tôi đều dùng bí danh, hóa danh hoặc ẩn danh.
Ngoài ra do năng lực bản thân hạn hẹp, ngôn ngữ và văn tự trong sách ắt còn nhiều thiếu sót.
Tha thiết xin chư thiện tri thức đồng tu tha lỗi và chỉ giáo cho.Hậu học Quả Hồng kính ghiLời người dịchNhư Quả Khanh luôn nhắc nhở: độc giả không nên hướng ngoại tìm cầu, bôn ba đi tìm gặp ngài Diệu Pháp và ông cho bằng được (mà hãy nên thực hành những điều Hòa thượng Diệu Pháp dạy, sẽ hữu ích hơn).
Nhưng thực buồn cười là, vẫn có độc giả nhầm lẫn đến độ cho rằng tôi có thể giúp họ gặp ngài Diệu Pháp? Tôi chỉ là người dịch tác phẩm, chuyển tài chuyện nhân quả cho quý vị xem mà thôi.Đọc “Báo Ứng Hiện Đời 1-2”, chúng ta thấy ngài Diệu Pháp thật là siêu thoát tuyệt vời (qua ngòi bút miêu tả của Quả Khanh).
Lúc đó tác giả Quả Khanh chỉ là một người sơ cơ mới đến với đạo, chưa có kinh nghiệm gì nhiều.Đến thời điểm này (thông qua các tác phẩm đã đọc) tôi biết rằng cư sĩ Quả Khanh sau khi thọ giáo với Hòa thượng Diệu Pháp rồi, dù tu tại gia nhưng ông hành trì Phật pháp rất cẩn mật, đã có được những kinh nghiệm tâm linh rất sâu và lực cảm hóa người cực mạnh… đến nỗi nhiều người chỉ một lần gặp ông thôi, đã quyết tâm dứt ác hành thiện, nghiêm trì giới Phật, nguyện ăn chay vĩnh viễn… Ông được mọi người ca ngợi là một hiền giả rất nhân hậu, khiêm cung, lực tu sâu…Còn nữ cư sĩ Quả Hồng, mới đầu theo thọ giáo cư sĩ Quả Khanh, được Quả Khanh hướng dẫn, dìu đắt… cô chỉ thành hành trì pháp Phật và trở thành đệ tử ngài Tuyên Hỏa.
Tuy là cư sĩ tu tại gia, còn trẻ, nhưng nhờ cô nghiêm trì giới luật, tu hành cực kỳ miên mật, nên đã khai mở tuệ nhãn, được túc mệnh minh, có khả năng nhìn thấu ba thời.
Tuy có thần thông, nhưng cô không dùng đó để khoe khoang, mà tùy duyên gỡ rối, giúp người đoạn trừ tập khí xấu, tu tiến hơn.Trong lời tâm sự, tự thuật, Quả Hồng không nói nhiều về khả năng mình.
Nhung theo tôi biết thì mỗi khi ai đến với cô và nếu thắc mắc… thì những gì họ đã làm trong quá khứ hoặc nhiều kiếp trước, sẽ hiện ra trước mắt cô như một cuộn phim… Và cô thấy rõ những hành vi lỗi lầm trong quá khứ hay hiện tại của họ sẽ khiến tương lai họ chịu bảo ứng như thế nào… Thậm chí có những lúc cần khắc phục ngay để hoàn thiện viên mãn hơn nhưng đương sự không biết, không nhận ra… thì cô sẽ chỉ cho họ sửa… Do vậy mà những lời chỉ bảo của cô thường trang nghiêm, thẳng thắn, dứt khoát.
Cô không hề nói lấy lòng mà nhằm chỉ ra điều sai để đương sự tự sửa… trong khi Quả Khanh cũng cỏ khả năng nhìn thấu quả khứ, nhưng cung cách xây dựng của ông dịu dàng hơn.Khả năng Quả Hồng tuy mạnh và vượt hơn Quả Khanh nhưng cô cực kỳ kính trọng Quả Khanh và luôn làm theo sự chỉ đạo của ông.
Đôi khi phải do chính Quả Khanh cổ vũ, khuyến khích cô mới chịu nói ra sự thực.
Nếu bạn đọc thắc mắc tại sao Quả Hồng là nữ cư sĩ mà sớm có khả năng thần thông, thì có thể nói: Điều này tùy thuộc lực tu sâu cạn, tùy thuộc giới định huệ của mỗi cá nhân.
Ngài Tuyên Hóa từng nói: “Thần thông ai cũng có, tâm tịnh thì diệu dụng tự hiện ”… Nhưng thần thông sẽ trở nên nguy hiểm cho người sở hữu nó (nếu lòng họ còn ngã chấp, tham sân si, vì họ sẽ sử dụng nó vào việc hưởng lợi cho cái ngã, vì vậy rất dễ lạc tà).
Thần thông cao nhất mà Phật ca ngợi chính là “lậu tận thông” – sạch hết phiền não – Cho nên thay vì mong cầu thần thông, chúng ta nên tu sửa cho tâm thanh tịnh.
Hồ tâm trong thì muôn pháp tự hiện, diệu dụng phát huy…Trong “Kinh Địa Tạng” Phẩm thứ nhất, Thánh nữ được đức “Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai ” khuyên chí thành niệm danh Ngài sẽ biết được chỗ của mẹ thác sinh… Cô làm y vậy suốt một ngày đêm thì bỗng thấy thân mình xuống cõi địa ngục… Đây là cô đến địa ngục thông qua định lực – Còn nàng Quang Mục (ở cuối phẩm thứ nhất của Kinh Địa Tạng), nửa đêm nhìn thấy Phật, là thông qua mộng chứ không phải do định lực – như vậy khả năng nhìn thấu ba thời của Quả Hồng thuộc về định lực – Đức Phật từng nói, Ngài và chư Bồ-tát thường hóa hiện trăm ngàn ức thân, dưới mọi hình thức: Trời, Người, Rồng, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ… thậm chí còn biến làm cây cỏ núi sông v.v… để tùy duyên dẫn dắt chúng sinh vào đạo…Dù Quả Khanh, Quả Hồng chỉ là những cư sĩ, song tầm độ sinh của họ rất đáng cho chúng ta kính phục, vì họ có thể giúp người chuyển hóa mạnh mẽ, tu sửa cực kỳ tốt.
Sức cảm hóa này không phải ai cũng làm được, và điều quý là họ không hề cổ súy tán dương thần thông hay khoe khoang mình.Những câu chuyện được kể trong cuốn sách này, có thể bạn đọc sẽ thấy hoang đường, khó tin, thậm chí không tin.
Tôi cũng từng khó mà tin nổi…Phật từng nhắc chúng ta: Đừng vội tin bất kỳ điều gì, dù đó là lời chư thánh, lời trong kinh điển hay do ngàn xưa truyền lại, nếu như ta chưa dùng trí tuệ để phán xét và thể nghiệm ”…Phật không khuyên chúng ta tin mê, (mê tín), mà phải nhìn sự việc bằng trí và dựa theo nguyên tắc: Điều gì có lợi cho người, cho mình; không gây tổn hại ai thì nên làm.
Điều gì có lợi cho mình, cho người; mà gây tổn hại kẻ khác thì không nên làm.Tất cả câu chuyện trong đây vì hạnh phúc độc giả mà được viết- dịch ra, tin hay không, tiếp thu thế nào – là quyền của quý vị.Khi đi đường, nếu không rành luật giao thông, không tuân hành đúng luật, thì chúng ta dễ bị tai nạn xe.Trong quốc gia, nếu không biết luật pháp và làm sai quốc pháp, chúng ta dễ bị phạt hay lắm cảnh tù tội…Trong kiếp người, nếu không hiểu, không am tường luật nhân quả, chúng ta sẽ vô tình phạm lỗi, sống sai lầm và rơi vào ba nẻo ác…Điều đáng lưu tâm là… những ai là đệ tử Phật, nếu chân chính hành trì pháp Phật thì sẽ không bao giờ nói dối, cho nên những câu chuyện kể trong đây mức độ chân thực luôn đáng tôn trọng, đáng tin (vì uy lực bất vọng ngữ của người Phật tử) hơn nữa nội dung trong đây có nhiều bài học quý, rất đáng cho chúng ta suy gẫm…Vì tu sĩ đã biết Phật pháp, hiểu luật nhân quả, biết ăn chay tu hành, dù không có sách này, chư Sư vẫn có thể hưởng pháp hỷ an lạc… Còn những người có tóc, chưa biết đạo, không rành luật nhân quả, chưa hiểu gì nhiều… (sẽ rất dễ dàng làm những việc tự hại mình mà không hay)… Do những câu chuyện cảnh báo, gỡ rối trong đây, đa phần xảy ra từ giới có tóc (cư sĩ)… Để nhắc nhở họ, Quả Hồng thường hay trích dẫn Phật pháp (điều này cần với người chưa biết, nhưng với người biết pháp quá nhiều, nếu đọc sẽ dễ sinh nhàm chán)… Do vậy mà tôi thường nói vui là, tôi dịch cho hàng cư sĩ có tóc xem, còn giới tu sĩ chỉ “đọc ké” thôi ỊLưu ý: Từ ngữ “học Phật” các tác giả hay dùng trong sách, không đơn thuần là học giáo lý, nghiên cứu pháp; mà bao gồm sự thực hành, tập tu, ăn chay, trì kinh, noi theo gương Phật, tập hành hạnh Phật, phát tâm rộng lớn, làm lợi ích chúng sinh…Dịch phẩm này được chia làm hai phần:Phần 1 là những câu chuyện do Quả Hồng viết, riêng mục “Giải thích thêm” ở cuối mỗi bài là của Quả Khanh.Phần 2 là các kinh nghiệm do các tu sĩ hoặc cư sĩ tự thuật chia sẻ với bạn đọc.Xin được gởi lời tri ân đến em Hồng Minh Châu, cô Nguyên Tâm, Diệu ân, Dương Bích Thủy, Liễu Thông… và biết bao người đã âm thầm hỗ trợ tôi.
Cảm tạ Út Chiến, Chánh Đạo, đã nhiệt tình giúp chỉnh sửa máy để tôi có thể hoàn thành tốt công việc.Xin hồi hướng phước điền này đến chư vị ân nhân, hương linh cháu Carol Chi Phan… và tất cả những người có mặt trên thế gian này.Tôi cũng xin cảm ơn những lời chia sẻ chân tình của quý độc giả.
Nếu “Báo Ứng Hiện Đời 1-2” giúp quý vị hiểu về nhân quả thì cuốn “Báo Ứng Hiện Đời 3 ” đã giúp độc giả tăng thêm niềm tin, tỉnh giác và phát tâm ăn chay mạnh mẽ hơn.
Đây quả là khích lệ vô biên cho dịch giả.Cầu chúc quý vị luôn an lạc hạnh phúc, trí tuệ và lòng từ luôn tỏa sáng để cùng xây dựng nên một cõi nhân gian ưu mỹ.Cuối cùng, xin hãy tha thứ cho những sai sót của người dịch.Hạnh Đoan – 29/3/2013.