Hỏi: Trong “Kinh Địa Tạng” giảng, miêu tả thiên địa quỷ thần thường hộ người niệm Phật, lễ Phật – không để cho hung sự họa hại vào cửa, không cho có các nạn thủy, lửa, trộm, cướp v.v… xảy ra, nghĩa là tất cả ác sự đều tiêu diệt.
Nhưng con thấy có nhiều cư sĩ lễ Phật tụng kinh, vẫn gặp những nạn như: Bệnh hoạn, ác nhân, đụng xe, rớt phi cơ v.v..
ngay bản thân con cũng thường gặp việc bất như ý… Con còn thấy có các cao tăng và cư sĩ đức hạnh đột nhiên bị bệnh nặng lìa đời? Mặc dù con không hoài nghi những gì trong “Kinh Địa Tạng” mô tả, nhưng khó tránh được thắc mắc, vì vậy xin ngài giải thích cho con hiểu thêm.Đáp: Xin hãy đọc kỹ “Kinh Địa Tạng”, đừng có ngắt câu trích nghĩa, diễn giải theo ý mình.
Phải biết mỗi khi Phật Bồ tát giảng, đề cập đến những vị được thọ ích, thì trước đoạn văn luôn có cụm từ: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân”.
Đây là nói rõ: Phàm những vị nào là “thiện nam tử, thiện nữ nhân” nếu lễ Phật, tụng kinh, khuyên người tin Phật, học Phật, sẽ được trăm ngàn quỷ thần ngày đêm theo hộ vệ.
Cũng có thể nói đổi lại thế này: “Nếu không phải thiện nam, thiện nữ mà lễ Phật, khuyên người tu học Phật… thì chỉ lả người kết Phật duyên, trồng hạt giống thiện mà thôi, không thể lập tức chiêu cảm thiên địa quỷ thần đến hộ vệ, bởi vì họ chỉ mới tin Phật, chưa chân chính học Phật, tu trì! Không trồng thiện nhân sao có thiện quả? Vì vậy mà chưa thực sự được hưởng lợi ích.Thế thì tiêu chuẩn “thiện nam tử, thiện nữ nhân” ra sao?Phật gọi nam nữ tại gia, xuất gia là “thiện nam, thiện nữ”.
Thiện là: Ưa nghe pháp, tin Phật.
Tuy người tại gia có vợ chồng nhưng tất cả ngôn hạnh họ giữ gìn giống như người xuất gia.
Còn những kẻ ăn nhậu, bài bạc, hút chích, gây chửi ầm náo, ngoại tình, lăng nhăng, cướp trộm, vọng ngữ, hành thập ác… đều không được gọi là “thiện nam, thiện nữ”.
Những người này do trồng ác nhân tất phải chiêu ác quả, sao có thể mong được thiên địa quỷ thần làm hộ pháp cho?Lâm nữ sĩ nhân dịp sang Trung Quốc công tác, đến thưa hỏi Hòa thượng Diệu Pháp như thế này:– Có một cư sĩ nọ ở Canada, làm ăn rất phát.
Ông cúng dường chùa, in kinh và sách thiện ấn tống không dưới mấy mươi vạn đô la, nhưng mới đây bị tai nạn xe, thọ thương nặng, ông một bề niệm Phật… cho đến lúc tắt hơi vẫn niệm Phật không ngừng, ông qua đời khi chưa đến 50 tuổi.
Vì vậy có người đối với Phật pháp sinh tâm nghi ngờ, xin ngài giải thích giùm.Hòa thượng hỏi:– Cô biết đời sống riêng của cư sĩ này sao?– Con không rành lắm!Hòa thượng bèn giải thích:– Ông này trước khi quy y Tam bảo từng làm nhiễm ô nhiều cô gái trẻ, sau khi quy y rồi dù có thu thúc, nhưng vẫn chưa thanh tịnh, hơn nữa đối với hành vi tà dâm ngày trước chưa thực sự sám hối.
Nhờ lúc lâm chung ông không ngừng niệm Phật nên cũng diệt vô lượng tội, lại được các chùa làm lễ siêu độ cho, cộng thêm công đức khi sống từng cúng dường chùa, in kinh, sách… nên hiện tại đã sinh lên cõi Đao Lợi Thiên rồi.
Nếu không có công đức cúng dường Tam bảo và niệm Phật lúc lâm chung, thì ông sẽ bị “tính hóa linh tản”[2].
Nghĩa là phạm lỗi ngoại tình hay tà hạnh nhiều chừng nào thì tính linh bị tàn hóa nhiều chừng ấy, phải xuống địa ngục thọ tội, sau đó nếu được sinh làm người, thì sẽ bị làm hạng lưỡng tính (bán nam bán nữ), trí tuệ thấp, không những bản thân thống khổ mà còn bị người kỳ thị, xem thường…Vì vậy nếu đã là đệ tử quy y Phật môn, nhất định phải đoạn ác tu thiện, không nên ỷ rằng “mình có cúng dường Phật, Pháp, Tăng, in nhiều kinh sách v.v… thì chắc chắn sẽ vãng sinh Cực Lạc, nên cứ yên lòng mà gối cao đầu ngủ”… Phải biết “thiện có thiện báo, ác có ác báo”, đây là quy luật bất biến dành cho tất cả.
Phật đối với các đệ tử không giữ giới luật bị đọa, Ngài thương xót, nhưng không thể giúp.
Thế thì làm sao có thể kỳ vọng vào mấy cây nhang hoặc tụng mấy bộ kinh mà mong tất cả sẽ được như ý mình hết?Phải hiểu rõ giới luật Phật chế ra, không phải dùng để quản thúc đệ tử, mà là để cảnh báo đệ tử rằng: “Nếu không nghiêm giữ giới luật sẽ bị đọa, sẽ bị trừng trị theo luật nhân quả”.
Vì vậy, nếu không muốn chết rồi bị đọa địa ngục và khi sống hay gặp họa ương, thì mỗi người phải tự giác tuân giữ giới luật! Bằng không, có hối cũng muộn…Lâm nữ sĩ nói:– Ông ta chết đến nay mới được 30 ngày, các chùa ở Canada đã làm lễ siêu độ cho, vậy có giúp gì được cho ông chăng? ông có thể đến Cực lạc hay không?Hòa thượng đáp:– Dù hiện tại ta đang giảng cho cô, nhưng ông ấy cũng nghe được và đã minh bạch phải quấy, nên phát tâm đại sám hối… nhờ vậy mà từ cõi Quang Âm Thiên đang thăng lên Phước Ái Thiên, có vẻ như còn thăng lên Quảng Quả Thiên[3] nữa, vì ta nhìn thấy cõi Quảng Quả Thiên đang nhấp nháy…– Thưa, vì sao còn nhấp nháy?– Thì giống như thang máy vậy, đến tầng nào thì tầng đó nhấp nháy…Lâm nữ sĩ hỏi:– Vậy ông ta có thể đến Cực lạc không?Sư đáp:– Không chắc lắm, cần phải có người đức hạnh thanh tịnh tụng 49 biến “Kinh Địa Tạng” và ba bộ “Diệu Pháp Liên Hoa” cho ông ta…Lâm hỏi:– Người thanh tịnh là sao?– Là người tu hành giữ giới nghiêm minh, không sát, đạo, dâm, vọng (bất luận tại gia hay xuất gia)… đều có thể làm được!– Vậy con mời các sư ở chùa Canada siêu độ cho ông, có được chăng?Đáp: Không rõ nữa.Lâm nữ sĩ hỏi:– Vậy con… thỉnh ngài siêu độ cho ông, có được không?– Khí lực ta không đủ để tụng những bộ kinh này…– Ngài chỉ mới giảng mấy câu thì ông ấy đã thăng lên cõi trời cao ròi, vậy ngài có thể thuyết nhiều hơn, kêu ông đi thế giới Cực Lạc thì sẽ có hiệu quả mà!– Nếu chỉ nói mấy câu mà được vậy, thì Phật A Di Đà đã làm cho chúng sinh sang Cực Lạc hết rồi! Phải hiểu uy lực của lễ siêu độ là như thế này: Khi tứ chúng[4] những vị đệ tử Phật có đức hạnh thanh tịnh mà tụng kinh niệm Phật thì sẽ chiêu vời nhiều chúng sinh từ hư không tới nghe pháp, được thọ ích lợi theo… Chính công đức này sẽ làm tăng thêm niềm tin và hạnh nguyện cho người đã mất, giúp họ có thể đến Cực lạc.
Nhưng chỉ là ở trong hoa sen ngủ một thời gian dài, chưa thể lập tức “hoa khai kiến Phật”.
Trong số các đồng tu của người mất ở tại Canada, cũng có vị đức hạnh thanh tịnh, cô có thể đến đó mời thỉnh…Lâm: Vậy để con gọi điện hẹn mọi người thử xem? Con đang lo… vì phải tụng nhiều quá, mà hạn 49 ngày sắp hết rồi, e không kịp thì biết làm sao đây?…– Y hiện tại đã thăng lên cõi Quảng Quả Thiên, không còn mang thân trung ấm nữa nên đâu có lệ thuộc 49 ngày? Hôm nào tụng xong cũng được mà!– Vậy thì hay quá, để con mời người tụng, xong rồi sẽ gọi điện thưa thỉnh Hòa thượng, có được không?– Được!Hỏi: Vì sao chư đại đức cao tăng cũng bị bệnh nặng tử vong?Đáp: Phật và lịch đại cao tăng đều thị hiện tướng phàm phu sinh ra nơi đời, sắc thân các Ngài cũng là đất, nước, gió, lửa hợp thành.
Sinh lão bệnh tử là quy luật chung, mà người tu hành lại càng có liên quan mật thiết với chúng sinh.
Khi sứ mệnh chư vị ấy hoàn tất tại thế gian rồi, thì đa số đều thị hiện tướng bệnh để ly trần.
Một số tuy có tướng bệnh, mà không thống khổ, chẳng hạn như dù bị ung bướu gan, phổi, bao tử v.v… nhưng không cảm giác đau nên chẳng cần dùng thuốc chặn đau.
(Chỉ là hướng mọi người thị hiện các công phu tu như tọa thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú v.v… phát sinh kỳ tích Phật lực gia trì, nhằm khuyến khích các đệ tử hoặc chư vị đồng tu cần nên tinh tấn, hành trì cho tốt để đón vô thường tới).Đương nhiên cũng có người thị hiện tướng, ngồi, nằm hoặc không bệnh mà mất.
Đây gọi là thị hiện tướng đẹp, lành, nhằm giáo dục người tinh tấn tu hành.
Trong tạng truyện Phật giáo có ghi rất nhiều!Hòa thượng Diệu Pháp kể, khi sư Tuyên Hóa bị bệnh, có lúc trước mặt đệ tử ngài cũng thị hiện tướng đau, nhưng vừa nghe đệ tử buồn khóc, sư lập tức đổi thành tướng an lành, vui vẻ bảo:– Các ngươi làm to chuyện lên rồi đa!Rồi ngài nói cười bình thường.
Sau này đệ tử mới biết là sư phụ đang khảo nghiệm, thử thách mọi người..