Bảo Mẫu Cổ Đại

Chương 36: Kinh Thành Dậy Sóng 3






Chương 36.1: Kinh Thành Dậy Sóng 3
Tháng 4 Thiên Vũ năm 70, ngày vào hạ nắng chói chang chiếu khắp cả nước. Ruộng đồng khô cạn, sông lớn nước vẫn đục, sông nhỏ nước cạn thấy đáy. Bầy chim chóc ngoài đồng ruộng bỏ mặc đám gốc gạ khô cằn, mặc cho bụng đói kêu rầm rì cũng chẳng buồn đi kiếm ăn, một lòng chỉ tránh vào bụi rậm, vào tổ nhằm trốn tránh cái nắng như đổ lửa. Thiên Vũ hoàng triều cứ hàng năm vào mùa này lại đứng trước thử thách lớn thứ nhất trong năm: nạn hạn hán cùng nạn đói khiến hàng ngàn dân chúng trở thành lưu dân đi khắp nơi xin ăn.
Tháng 4 cũng là tháng cả Thiên Vũ quốc đón nhận lễ bái tế thần điện hàng năm. Vào 3 ngày bái tế tất cả thần dân cùng vua tôi đều phải kiêng cử món mặn, y phục phải đơn giản và nhất là nữ nhân không được phép cài trang sức hay vận y phục sặc sỡ. Đây chính là sự tôn kính của thần dân đối với các chư thần của thần điện.
Hôm nay là ngày đầu bái tế nên khắp nơi dân chúng đều vận y phục màu nâu xám hoặc xanh nhạt. Nam nhân búi tóc bằng trâm gỗ còn nữ nhân buộc tóc bằng vải nâu. Mỗi hộ dân trước nhà phải treo một chiếc đèn lồng màu trắng để xua đuổi tà ma và chào đón các chư thần ghé thăm.
Đây là lần đầu An An đón nhận lễ bái tế hàng năm tại kinh thành. Nếu không phải thời gian này nàng có việc quan trọng không thể vắng mặt thì đã không tham gia cái lễ phiền phức này. Từ khi đến thế giới này, An An đã phần nào tin vào thuyết tâm linh nhưng nếu bảo nàng mù quán sùng bái thần linh như người dân nơi đây thì nàng chịu. Thần linh có thể tạo ra niềm tin nhưng lại không thể giúp nhân loại cơm no áo ấm suốt đời không lo.
Thiên Vũ đế dùng rất nhiều bạc để chuẩn bị lễ bái tế, dùng vàng để sao chép kinh thư, dùng noãn ngọc vô giá tạc thành thần vật, dùng gấm vóc, lụa thượng hạng trãi dài từ đài tế lễ cho đến thần điện trong lúc nạn hạn hán hoành hành dữ dội. Ngài bỏ qua ruộng đồng khô cằn, bỏ qua con sông cạn nước, bỏ qua hàng ngàn nạn dân đói khát tại ngoại thành để chào đón những vị thần chưa bao giờ thấy mặt.

Những nạn dân tụ tập mỗi lúc một đông rồi dần giải tán do lính triều đình trấn áp, tiếng khóc than vang dậy một góc trời. Tiếng cụ già than khóc, tiếng trẻ nhỏ gào la, tiếng nông phụ í ới gọi người chồng bị gông cùm trấn áp, tiếng mẹ gọi con đầy thống thiết bi thương. Toàn bộ cảnh tượng trước mắt An An vô cùng chân thật, ánh mắt nàng vô hồn nhìn về phương xa:
“A Xuân, thần điện Thiên Vũ thực sự có thần thủ hộ sao?”.
Trả lời nàng là nữ tử tóc xanh với đôi mắt đã ửng đỏ:
“Ta không biết. Thông thường chỉ có nơi tụ tập nhiều linh khí mới có thần thủ hộ”.
An An buồn bã nói:
“Ngay cả ngươi cũng không biết?! Vậy mà họ lại đốt tiền chỉ để cung phụng một vị thần chỉ có trong niềm tin!?”.
Một bên nam tử tóc trắng cũng lạnh lùng lên tiếng:
“Thọ ngang trời đất, trẻ mãi không già, cao cao tại thượng là dục niệm của những kẻ tự xưng là dòng dõi tôn quý!”. Thính Tuyết cũng không kém cạnh hừ lạnh vài tiếng.
An An âm thầm than thở, có lẽ nàng đã quen cách nói chuyện của mấy vị “ám thần” này rồi. Mặc dù bọn họ xuất hiện chỉ là góp vui cùng làm nền không khí nhưng lại tham dự vào khá là náo nhiệt. Đúng như lời của Mộc Sinh, mấy năm qua cả bốn người họ không có quyền tham dự vào việc của nhân loại nhưng đứng ngoài lề thưởng thức kịch vui thì lại không thiếu phần. Ví dụ như hiện tại, trong không khí bi thương nhiễm mùi chết chóc của lưu dân lại diễn ra đoạn đối thoại sau đây:
“Thần thủ hộ không có nhưng có thể tồn tại bán thần hoặc tệ hơn nữa là âm ma trấn giữ nơi đây”.
“A Vũ, đừng nói bậy! Ta chán ghét Âm Ma! Hừ...Hừ...”.

Vũ Hạ hậm hực liếc trắng mắt kẻ cả năm nói chưa đầy 10 câu, cứ cố tình mỗi câu thốt ra lại khiến người ta hộc 10 lít máu.
Nếu nói khắc tinh của thần thủ hộ là gì thì chỉ có thể duy nhất trên thế gian chính là Âm Ma. Âm Ma là sứ giả của Ma Thần. Nó có thể đánh thức Ma Thần đồng thời cũng là thứ duy nhất ru ngủ Ma Thần. Chính vì Âm Ma nửa chính nửa tà nên có người tôn thờ nó như thần linh, có người lại căm ghét nó như tà ma ngoại đạo. Cho đến nay vẫn chưa có ai chân chính thu phục được Âm Ma.
Nhắc tới Âm Ma khiến Vu Hạ nhớ lại khoảng thời gian nàng bước vào thời kỳ đầu tu luyện, cả bốn bọn họ đụng độ phải một con Âm Ma vô cùng tai quái. Bọn họ cố hết sức mới có thể trụ vững nguyên thần của mình, hậu quả là bọn họ phải tiêu tốn hơn ngàn năm để điều trị thương thế mới có thể tiếp tục tu luyện, ngay cả thời gian quay về cố hương cũng bị bỏ lỡ. Cho nên, mỗi lần nhắc tới Âm Ma là cả đám nghiến răng nghiến lợi, căm hận vô cùng.
“Hừ!... Lần trước chúng ta không chuẩn bị nên bị nó đùa bỡn. Bây giờ chưa biết ai hơn ai đâu!”. Thính Tuyết một bên cau có nói.
“Lần trước hình như nó vặt trụi tóc của ngươi thì phải?”. Đây là lời của vị thần mỗi lần lên tiếng là có người “ghi nhớ”.
Thính Vũ sờ sờ mũi rồi quay về trạng thái ngủ gục khi bắt gặp ánh mắt rét lạnh của Thính Tuyết bắn phá. Hắn thực tình không phải cố ý “vạch áo cho người xem lưng” nha! Chẳng qua hắn vạch lưng của người khác ra mà thôi.
Mọi người: “.....(- -0)....”. (DAA: đổ mồ hôi ấy mà! (^.^)

“Khụ... Chúng ta bây giờ nên làm gì?”.
Đây là câu hỏi của Tạ Thế Viễn đồng thời cũng là tiếng lòng của mọi người. An An đưa mắt với ý tứ thương lượng cùng bốn vị tôn phật đang tranh cãi hăng say.
Thính Tuyết quăng ánh mắt cảnh cáo với 3 kẻ còn lại rồi hừ giọng đứng sang bên, bộ dạng ngươi cứ tùy tiện làm, chúng ta chỉ là khách qua đường mà thôi.
“Bị Âm Ma vặt trụi tóc cũng đã lộ rồi ngươi còn ra vẻ bí mật làm gì! Ta khinh!!!”.
Hiển nhiên An An chỉ dám nghĩ chứ không dám nói ra trừ phi nàng dự định giữa mùa hạ chỉ mình nàng sống trong trời đông giá rét. Cứ cố tình người nào đó bực bội với hàng ngàn lý do từ bên ngoài lại đem không gian của nàng biến thành cái tủ lạnh di động cho đến khi tâm tình của hắn trở về quỹ đạo bình thường mới thôi.