Bãi Gió Cồn Trăng

Chương 12




Thời gian vẫn dằng dặc tiếp nối. Máy tạo hóa luôn cần mẫn xoay vần. Lớpsóng phế hưng cứ tái diễn không ngừng nghỉ. Thăm thoắt mà tám năm trờitrôi qua.

Ông Năm Tảo vẫn tiếp tục nghề xem mạch hốt thuốc. Bà Năm Tảo ngoàiviệc nội trợ, thương viếng thăm hai cô con gái và hai chàng rể để có dịp hủ hỉ với lũ cháu ngoại. Ông Chín Thẹo qua đời. Bà Chín Thẹo tuy cóbuồn đôi chút nhưng rất hãnh diện vì lũ con trai mình ăn nên làm ra, còn cô con gái út của bà được làm vợ một bực ăn học, trở nên ngươi đàn bàtrung lưu có tư cách. Bà Mười Thiệp và ông bà Mười Hai cất am bên bờrạch Tân Giai tu hành, ra công giúp đỡ người trong làng, trong xóm.

Cô Út Ngọc An sanh cho chồng một trai hai gái. Cô càng sanh đẻ, máuhuyết càng thay đổi, càng lồ lộ vẻ tươi mát nuột nà. Ông Đốc học Hạnhxoay qua viết biên khảo về kinh điển Phương Đẳng Đại thừa. Cô Hai TúyNgọc sanh cho chồng ba cậu con trai. Vóc vó cô vẫn thanh cảnh, thần thái cô vẫn giữa vẻ xán lạn tươi tỉnh. Ông Huyện Khải vẫn trẻ trung và dẻodai. Ông giữ vẹn nếp thanh liêm cho nên lương bổng ông không đủ trangtrải những nghi thức hào nhoáng cần thiết. Mấy năm sau này, song songvới việc làm quan, hễ rảnh rang là ông viết tiểu thuyết loại nghiêng vềgiải trí, rất ăn khách, riết rồi cô Hai Túy Nguyệt coi sóc luôn việcxuất bản sách cho chồng. Ông bác vật Cảnh dắt vợ lên Sài gòn cư ngụ, lập trường tư thục Kiến Thiết, chủ trương tờ Khuyến Nông nguyệt báo nhắmmục đích khuyến khích nông nghiệp và cổ võ việc canh tân nếp sống mớicho dân quê. Cô Ba Túy Nguyệt sanh cho chồng một trai hai gái. Cô đượcngười chồng cô truyền dạy các món môn bánh xưa, nghệ thuật thêu xưa. Rồi cô còn được dì phước Marie vốn là chị con nhà bác bên chồng dạy các Ônthêu đan kiểu Tây và các món bánh nay. Sau đó cô mở nữ công học hiệu đểdạy các lương gia nữ tử các món nữ công phụ xảo. Cô cũng xin bà MườiThiệp cho hai cô Kim Liên và Kim Huệ lên Sài gòn theo học trường cô đểrồi sau này hai cô trở thành giáo sư nữ công trẻ tuổi, được hai thầygiáo lớp nhứt tiểu học Cầu Kho cầu hôn.

Cô Thiệt Nguyện từ khi làm vợ bác sĩ Lê Thạnh Mậu rồi thì được chồng cưng như trứng mỏng. Cô tận tụy săn sóc chồng, coi sóc mọi việc trongnhà châu đáo. Hễ có thời giờ rảnh rang là cô đi săn sóc trẻ em mồ côi,đi làm công quả cho chùa, lo việc đúc tượng in kinh. Cô sanh cho chồnghai cô con gái xinh như mộng, đẹp như tranh.

Hai cô Agnès Thuận và Isabelle Định thỉnh thoảng có về thăm cô BaCẩm Tú và cô Tư Cẩm Lệ. Họ đã đứng tuổi, tuy chưa phấn lạt hương phainhưng họ sớm lo liệu trước. Cô Agnès Thuận làm vợ kế một thương gia HuêKiều ở Tân An, đối xử với lũ con chồng tử tế nên chiếm được cảm tình của họ. Còn cô Isabelle Định lấy thầy giáo góa vợ dạy lớp nhứt cở Gò Đen.Cô sanh cho chồng một cậu con trai xinh đẹp.

Hai Dần cưới cô Sáu Bạch Huệ, cọn về chợ Phú Quới cách chợ tỉnh sáu cây số. Cô sanh cho chồng cặp hổ bôn hổ bịch kháu khỉnh.

Đã liếc qua gia đạo kẻ hiền lương hoặc bình thường, thì chúng ta nên ghé mắt nhìn qua gia đạo những kẻ vì vô minh mà gây ác nghiệp... chocông bình.

Cậu Hai Luyện tuy trở thành phế nhơn nhưng không vì vậy mà tráchtrời oán đất và giận ghét người đời. Hồi tưởng lại bao chặng đời dĩvảng, cùng ngắm nhìn thói tham lam tán ác của gia đình mình, cậu giựtmình kính sợ cho lẽ thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cho nên cậu ăn nănlung lắm. Cậu tìm kiếm cô Ba Hưởng, giúp đỡ đứa con rơi của cậu ăn học.Cậu cũng tìm cô Hai Thiều, cất am cho cô ở gần nhà tía má cô để cô có kẻ săn sóc. Cậu ăn chay trường, làm nhiều công quả và Phật sự cho các chùa chiền. Cậu cộng tác với cô Thiệt Nuyện giúp đỡ trẻ mồ côi, đóng góptiền cho trường mù, cho nhà thương cùi ở cù lao Rồng, Mỹ Tho. Đều đềucậu tụng kinh cầu siêu cho vong linh cha mẹ sớm thác sanh vào cõi Anbang Tịnh độ.

Hơn lúc nào hết, ba anh em cậu Hai Luyện sát cánh nương tựa nhau sau bao tai biến. Trong năm đầu chịu tàn phế, cậu Hai Luyện có cho người dò la tin tức Bửu. Mãi tới ba năm sau cậu mới nhận được tin tức về ngườiem cùng cha khác mẹ kia. Bửu tu hành trên núi Cô Tô, dưới mái hảo am của pháp sư Chơn Huệ, bên Điện kín, pháp danh Thiệt Tánh. Trong thư viếtcho cậu Hai, sư Thiệt Tánh cho biết năm tới sư sẽ đi Anh Quốc để diễnthuyết tại các cơ sở và các trung tâm Phật giáo cùng với Paul Carlson,một ký giả người Anh rất am tường Phật pháp.

Cậu Hai Luyện bảo hai cô Cẩm:

- Dòng họ mình chỉ có ba người đáng kể. Đó là pháp sư Chơn Huệ, anh Đốc học Hạnh và sư Thiệt Tánh.

Cô Ba Cẩm Tú và cô Tư Cẩm Lệ nhìn nhau dửng dưng. Thiệt tình hai côcũng sợ quả báo, nhưng không vì lẽ đó mà họ thích chuyện tu tâm dưỡngtính, bởi nghiệp tham dục của họ còn nặng lắm. Tuy thương yêu anh mình,sát cánh với đương sự để chống chỏi với hoạn nạn tai ương, nhưng làm sao họ bỏ được chuyện làm giàu cùng thú vui nhục dục! Năm nay cô Ba Cẩm Túđã ba mươi lăm tuổi, còn cô Tư Cẩm Lệ đã ba mươi bốn. Cô Ba chuyền từtay ông Chánh tham biện Leblond qua ông Cò mi Carrière khi ông Chánhtham biện về Pháp. Còn cô Tư ăn ở với ông Biện lý Beauregard được bốnđứa con, đứa nào cũng chưa đầy ba tuổi là vong mạng.

Mỗi khi cấn thai, cô đi xin bùa phép trừ tà ếm quỉ để đứa con trongbụng cô không phải là con ranh, nhưng làm sao cô cải được cái ác nghiệphiện hành! Khi đứa con thứ hai chết đi, trước khi chôn, cô thử lấy mựcđỏ vẽ một vết nhỏ cỡ hột đậu ở háng nó. Đứa con thứ ba vừa chui ra khỏibụng mẹ đã có vết son đó. Rồi khi đứa con thứ ba từ trần, cô vẽ thêm một chữ thập nhỏ bằng mực đen trên mông nó. Thế là đứa con thứ tư chẳngnhững mang vết son ở háng mà còn mang chữ thập đen trên mông. Rõ ràngđây là đứa con ranh đầu thai qua năm kiếp.

Đau đớn vì trải qua năm lần chửa đẻ con ranh con lộn nên lần có chửa thứ sáu, cô Tư Cẩm Lệ đi phá thai trong căn nhà một mụ xẩm già có nhàđâu đít với trường học Huê kiều, giáp với miễu Quốc công. Mụ dùng chiếcđũa sắt bọc dây thun ở đầu, bôi lên đầu một chút dầu cho trơn rồi thọcsâu vào tử cung cô. Dây thun quấn vào bào thai vừa tượng hình trong bụng mẹ, bị rút ra khỏi cơ thể của mẹ nó. Cuộc phá thai không quá đau đớnnhư cô tưởng. Cô thầm mong rằng từ đây về sau, bởi trận phá thai kia côsẽ bặt luôn đường chửa đẻ. Nhưng hai ngày sau, trong cơn chiêm bao côthấy Cô Tư Thục hiện về, mắng:

- Đồ khốn nạn! Mầy tưởng đâu phá thai là hết chuyện sao! Thai nhi dù có chết đi thì cũng kể như mầy đã sanh lần thứ sáu rồi vậy. Còn thêm ba lần sanh nữa là đủ chín lần, đứa con ranh con lộn kia sẽ vật mầy chếttươi. Khi nó vừa ra đời là mầy sẽ bị băng huyết sối xả, đố ai cứu được!!

Cô Tư Cẩm Lệ sầu não lắm, thường cùng chị thì thầm than thở rồi khóc sụt sùi. Cậu Hai Luyện khuyên dứt cô em út:

- Nấu mầy sợ sanh đẻ thì cữ kiêng việc chung chạ với chồng. Mầy đãgây ác nghiệp thì chi bằng lo tụng kinh sám hối, dứt chuyện tham dục,bình tĩnh mà trả quả. Có lý đâu mầy cứ huê kia nguyệt nọ hà rầm, lo chạy áp phe chơn không bén đất. Mầy cũng đã trải qua hai tên bạn chăn gối,thôi thì dứt hết nợ phong tình nguyệt trái đi cho khỏe thân...

Và cậu quay qua trách cô Ba Cẩm Tú:

- Còn em, em đã dùng đủ mưu đen chước đỏ đẻ kiếm được người chồngthuộc hạng thượng lưu trong xã hội, vậy mà em không chịu giữ vững hạnhphúc, để rồi giờ trở thành thứ vợ ngày vợ bữa cho bọn ngoại kiều! Em cứcoi cặp chơn cụt của anh đây mà hành xử sao cho khỏi vướng vào vòng taikia họa nọ.

Cô Ba khóc lóc:

- Ai cũng muốn đẹp mặt nở mày chớ ai có muốn làm bia cho miệng đờichê cười sỉ nhục đâu! Bởi em dại dột, nên giờ có muốn kiếm một ông chồng tử tế cũng như mò kim đáy biển mà thôi!

Cô Tư Cẩm Lệ tuy đồng ý với anh mình, nhưng cô đang độ trẻ trungsung sức, lẽ nào cô chịu cảnh cám treo để heo nhịn đói cho được! Bởi đóphá thai chưa trót năm mà cô đã có chửa lần thứ bảy. Cô sợ quá, thỉnhkinh Từ Bi Thũy Sám và Lưng Hoàng Sám Pháp về tụng ra rả.

Một sáng kia, cô Ba Cẩm Tú và cô Tư Cẩm Lệ, kẻ từ nhà ông Cò mi,người từ nhà ông Biện lý, không hẹn mà cùng về Câu Đào để thăm anh. BàNăm Đặng dọn lên bàn bữa đểm tâm ê hề, nào bánh canh giò heo, nào bánhđúc tôm khô, nào cà phê sữa, nào khoai luộc, bắp luộc.

Giũa lúc đó, một tăng sĩ mặt mũi thanh tú, dáng dấp oai nghi, từngoài cửa thung dung bước vào. Ba anh em chưng hửng, ngờ ngợ là ai rồi.Tăng sĩ chiếu cặp mắt sáng như sao nhìn họ, sang sảng bảo:

- Chắc anh chị không nhận ra em. Bửu đây mà. Bây giờ em là Đại đức Thiệt Tánh rồi.

Cậu Hai Luyện cảm động:

- Mừng thầy về thăm nhà sau tám năm tầm sư học đạo.

Cô Ba Cẩm Tú cảm xúc quá, vừa khóc vừa bệu bạo:

- Thầy ôi, gia đình mình tai nạn cứ tới dập dồn. Thầy về đây thăm nhà và ở chơi được bao lâu?

Sư Thiệt Tánh nén xúc động:

- Em ở chơi được hai tháng. Anh ký giả Paul Carlson hiện đang ở bênTịnh Liên am với ông Đạo Chuối. Tuần tới ổng sẽ cùng em lên Sài gòn đểlo giấy tờ và mua vé tàu qua Hồng Kông, từ đó mới đáp tàu đi Luân Đôn.

Cô Tư Cẩm Lệ cũng giọt vắn giọt dài nhưng cô nén được ngọn trào lòng sớm hơn anh và chị mình. Cô xuống bếp đốc thúc con Lài, con Lý dọn mâmchay cho Bửu. Ông bà Năm Đặng và tôi tớ trong nhà cùng kéo ra chào sưThiệt Tánh, mừng mừng tủi tủi dạt dào.

Sư Thiệt Tánh nói:

- Em sẽ lập đàn cầu siêu cho ba, má lớn, má ruột của em cùng là những kẻ quen biết có bài vị đặt tại Tịnh Liên am.

Đêm đó, quanh bàn tròn, bốn anh em kể lể đủ mọi chuyện tai biên trong gia đình. Cô tư Cẩm Lệ than thở:

- Thầy ôi, cứ theo cái vèo nầy, tui đẻ thêm ba đứa nữa thì còn gi tánh mạng tui? Xin thầy nghĩ tình chị em, cứu vớt tui với!

Sư Thiệt Tánh nhìn anh chị mình thong thả và êm ái bảo:

- Em về đây biết được anh chị có ý định cải ác tùng thiện thì điềuđó còn quí hơn là cảnh nhà con đàn cháu đống, tiền của dư muôn. Em sẻgiúp anh và hai chị thoát khỏi tai họa rình rập để an lòng qui y TamBảo. Vậy anh Hai cần cầu siêu thêm những ai, xin biên tên cho em. Ngườisống nào cần ban bùa tặng niệc, xin cũng cho em biết luôn.

Khi tiễn sư Thiệt Hạnh ra ngủ ở nhà thủy tạ và cắt đặt thằng Đực túc trực để lo cho sự xong, cậu Hai Luyện về buồn riêng, chong đèn ngồinhìn bóng mình in trên vách. Ngoài song cửa sổ đêm mùa hè oi bức và đennhư nhuộm mực. Trên nền trời, sao sáng hiện như rải gạo rắc tấm. Đêmngoại ô chưa tới giữa canh hai mà bắt đầu yên lặng. Bên hàng xóm cótiếng xay lúa rào rào. Ngoài xa nữa là tiếng giã gạo cắc cum. Ngoài rakhông có tiếng nào khác, họa chăng là tiếng dế rỉ rả khóc sương.

Rồi vầng trăng hạ huyền méo xẹo như miệng con cá lưỡi trâu hiện lênphía trên mấy ngọn cau hòn dừa lửa, in trên nền trời chàm đậm. Ngọn đènlạnh ở trong này, bóng tà nguyệt ngoài kia làm cho tâm trí cậu Hai Luyện bát ngát bao cảm khái về cuộc đồi dâu bể, về thế sự mị thường.

Khi Sáu Tốt gở các lá bùa trấn ếm xong, thần Hắc Giao đại vương vàobuổi chiều hôm sau, nổi cơn lốc lớn, xoáy một vực không khí lớn cỡ cáigò đất kéo từ vàm rạch tạt qua nhà ông Hương sư Chiêm, cuốn hết nóc nhà, rui kèo. Con lốc kéo dài 3 phút, cũng đủ cho lối xóm thấy trên thinhkhông, chỗ con lốc đương lộng hành, một con sấu đen bay lượn, miệng hátác hoác, đuôi vùng vẫy đùng đùng như sấm nổ. Khi con lốc ngưng thì ngôi nhà hương hỏa một căn hai chái của ông Hương sư Chiêm sụp đỗ tan hoang, còn ông bị cây đè nằm chết nhăn răng.

Riêng thầy Mười Khói, một đêm nọ thầy nằm chiêm bao thấy một con quỉ cụt đầu, một tay bưng thủ cấp, một tay chỉ vào mặt thầy hét lớn:

- Mầy dùng bùa trấn ếm tao. Để rồi mầy coi, con cháu tao sẽ báo thù thay cho tao!

Tỉnh dậy thầy kinh sợ lắm, lền cùng đứa con chèo ghe lườn từ sôngLong Hồ ra sông Cổ Chiên để đi Mỹ An. Thầy tính phen nầy sẽ dùng thứ bùa mạnh hơn để trấn ếm thần sấu đen kia. Khi ghe gần đến An Hương thì thầy thấy có khúc cây vỏ xủ xì xám mốc nổi lập lờ bên hông ghe. Thầy liềnngưng chèo, thò tay toan vớt. Ai dè đó là con sấu. Nó lẹ như chớp, quãyđuôi há miệng táp cụt hai bàn tay thầy. Máu ra quá nhiều nên giữa đường, thầy trút linh hồn.

Chú Bảy Bảnh từ khi thiên cư về Mỹ An thì được sự chiều chuộng ngọtbùi. Năm sau chú bị bịnh bạo, được vợ săn sóc châu đáo cho tới ngày từtrần. Thím Bảy có lên Cầu Đào thăm cậu Hai Luyện, yêu cầu cậu nối lạiduyên xưa nhưng cậu dùng lời trong kinh kệ để cảm hóa thím, được thímnghe lời, tìm đến am Huệ Tịnh làm kẻ trợ tu cho sư cô Diệu Trí.

Cô Ba Hưởng từ khi lấy chồng khách trú thì được chồng cưng lắm. Côsanh cho chồng hai trai ba gái. Còn thằng con đầu lòng của cô, cũng làcon cậu Hai Luyện, vẫn được tía ghẻ nó coi như trưởng nam. Anh chàngkhách trú về sau thấy cậu Hai thành tâm cải hối nên cho đứa nhỏ tới luivới cậu, làm cho cậu được an ủi nhiều. Thịnh, tên đứa nhỏ, tỏ ra hiếuhạnh với cha ruột lẫn cha nuôi, nên lối xóm khen ngợi lắm.

Hai đứa con ông Mười Hai là cậu Hai Thanh và cô Ba Hồng về sau ănnên làm ra, có gia đình hạnh phúc. Cả hai vâng lời mẹ, tìm kiếm những cô gái trước kia bị bà Mười Hai dụ dỗ làm nghề buôn hương bán phấn, giúphọ làm lại cuộc đời. Đó cũng là cách báo hiếu để ác nghiệp của đấng sinh thành ra họ mỗi ngày một mỏng, và phúc quả của họ càng lúc càng trònđầy.

Cai tuần Xướng, thằng Yêm, thằng Xiêm, thằng Đực, con Lý, con Làivẫn ở với cậu Hai, được cậu trả công xứng đáng. Vợ Cai tuần Xướng quađời, anh xin cưới con Lài. Thằng Đực thì cưới con Lý. Thằng Yêm và thằng Xiêm vì mê cậu Hai thuyết pháp nên xin cùng tu với cậu, không chịu cưới vợ để bận bịu tấm thân.

Ông bà Năm Đặng từ khi thấy cậu Hai bị tai nạn thì lòng tràn ngậpthương xót. Rồi khi thấy cậu Hai tu hành tinh tấn, họ noi gương thằngXiêm, thằng Đực, sanh lòng mộ đạo nên không chịu nuôi thứ cá bằng máukinh nguyệt cho hai cô Cẩm nữa. Họ cũng không ăn cắp tiền bạc của cháumình mà còn để dành, giúp đỡ người cùng khó.

Còn hai chị em cô Bảy Cẩm Thạch thì sao? Dù có thương cậu Hai Luyệncách mấy, cô Bảy vẫn không thể vì đó mà hy sinh làm vợ hay làm ngườitình cậu được. Cho nên năm sau cô kết hôn với thầy thông ngôn LươngPhùng Xuân hóa vợ mà không con. Cô sanh cho thầy một con trai kháukhỉnh. Niềm vui duyên mới cùng tấm tình chơn thật của chồng đã giúp côbứng hết gốc rể kỷ niệm những ngày tò tí với cậu Hai. Còn cô Tám Cẩm Vân thì làm bé ông Quận Dần.

Ngồi ôn qua bao nhiêu chuyện của những người trong tỉnh lỵ nầy, cậuHai nhớ lại thầy kiện Trần Hảo Hiệp. Thầy ta đã tái hôn với cô Hai TúTrinh, đã cho hai cô gái lớn xuất dương du học bên Pháp, nhưng cô Hai cứ son sẻ hoài, không chịu đẻ cho thầy một cậu con trai để nối dõi tônđường. Nghe nói cô Hai hiền quá hóa ra trơ, không biết thủ đoạn nào đểnịch ái chồng nên thầy mèo mỡ tùm lum.

Riêng vợ chồng Cai tuần Hạp đi tha phương cầu thực ở Bạc Liêu vậy mà nhờ đất lạ đãi người dưng, họ thoát khỏi cảnh eo nghèo ót ngọt, lìaphận tá điền tá thổ để làm chủ tám chục mẫu đất. Cai tuần Hạp dùng tiềnmua chức gương thân. Chị vợ khéo tay làm thêm đủ thứ mắm, thứ khô để đếm cho các ghe thương hồ nên kiếm được khá tiền. Họ vẫn còn nhớ ơn côThiệt Nguyện nên thường viết thơ hỏi thăm cô. Hôm được tin cô sanh contrai, họ lặn lội về Vĩnh Long để dự tiệc ăn mừng. Họ còn mừng cho mẹ con cô Thiệt Nguyện chiếc khánh vàng và cho riêng đứa nhỏ chiếc lắc vàng cỡ nửa lượng để khi lớn sẽ đeo.

Cái thành tâm tu hành của cậu Hai Luyện lẩm rẩm vậy mà chinh phụcđược nhiều người. Cô Bảy Cẩm Thạch và cô Tám Cẩm Vân thường đến thămcậu, hỏi ý kiến cậu lúc hai cô gặp chuyện trặc trẹo nan giải. Cô ThiệtNguyện cũng thường đàm đạo với cậu trong những công việc trùng tu chùaam trong vùng hay đúc chuông, tạc tượng, in kinh.

x

x x

Sư Thiệt Tánh có đưa ký giả Paul Carlson lại thăm anh mình. Anh tađộ bốn mươi ngoài, mặt mũi khôi ngô hiền hậu, thái độ điềm đạm, cử chỉthong dong. Paul nói được tiếng Pháp nên có thể đàm đạo với cậu HaiLuyện về Phật pháp, về đất nước Hậu Giang, về vùng Năm Non Bảy Núi, vànhứt là về các ông đạo gốc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương hay gốc Hòa Hảo tu theo Mật Tông.

Paul Carlson bảo:

- Con sông Vàm Cỏ ở miền đông và con sông Cửu Long chảy qua miền tây xứ Nam kỳ là hai con sông thiêng. Nhánh Vòm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chảytới đâu thì đạo Cao Đài lưu hành tơi đó. Rất đỗi một con kinh ráp vàonhánh Vàm Cỏ Tây là kinh Bà Bèo khi đâm qua vùng Cai Lậy thuộc tỉnh MỹTho mà cũng có giáo dân Cao Đài cư ngụ. Còn sông Cửu Long bắt nguồn từdãy Tuyết Sơn thuộc Tây Tạng nên hai bên lưu vực nó có biết bao tu sĩ tu theo Mật Tông. Khi sông chảy qua Miến Điện, Lào Cao Miên, khí thiêngmang từ nguồn không phát tác, không hiện hành. Phải đợi khi nó chảy quavùng Năm Non Bảy Núi, khí thiêng nó mới hiện hành bành trướng. Tôi tu ởTây Tạng bốn năm, thầy tôi là một vị lạt ma áo đỏ. Khi ông viên tịch códặn tôi đi hành đạo theo sông Cửu Long về vùng Thất Sơn và sẽ gặp ngườiđiểm đạo cho tôi. Từ nguồn men theo sông ra cửa biển, tôi tốn mất mườinăm để rồi sau hết gặp pháp sư Chơn Huệ. Ông là vị thầy thứ hai của tôi, truyền ấn chứng và pháp môn cho tôi. Tôi có pháp danh là Thiệt pháp.

Sư Thiệt Tánh nói với cậu Hai Luyện:

- Gần ngày rằm tháng bảy, em sẽ cho lập đàn tràng ở Tịnh Liên Am đểcầu siêu cho người chết và cầu an cho người sống. Xin anh Hai hiệp cùngcô Thiệt Nguyện lo giùm cho.

Sư đi viếng mộ cô Hai Kim. Trước đây bốn năm. cậu Hai Luyện đã bốcmộ và cải táng cô trong cuộc đất của dòng họ cậu. Sư thắp nhang cho mộmẹ, mộ cha và mộ bà đích mẫu, nước mắt đoanh tròng, nhớ lại tuổi thơ mànếu chép lại chắc phải dùng nước mắt pha mực mới nói hết tinh ý. Sư cũng đi viếng bà con họ hàng, dùng chánh pháp để khuyên họ ăn hiền ở lành.Sau đó sư cùng ký giả Paul Carlson đi Sài gòn lo giấy tờ.

Khi trở về Vĩnh Long, sư Thiệt Tánh bảo anh mình lập một bàn hươngán chưng ngũ hoa ngũ quả và thắp đèn bảy ngọn. Sư cũng bảo hai cô Cẩmtắm rửa sạch sẽ, tụng cho xong hai bộ kinh Lương Hoàng Sám và Từ Bi Thủy Sám cùng chú tâm phát nguyện.

Cô Ba Cẩm Tú khấn vái:

- Lạy thập phương chư Phật. Xin phù hộ cho con thành tâm mến đạo,chí thành tìm về ánh đạo vàng. Con sẽ đem tiền của giúp đỡ kẻ cô thế, lo làm Phật sự, săn sóc anh con cho tới ngày anh nhắm mắt từ biệt cõi đời.

Cô Tư Cẩm Lệ cũng nguyện:

- Lạy thập phương chư Phật, lạy chư Bồ tát, lạy chư hiền thánh tăng, cho con đủ sức kham nhẫn trả ác quả. Xin Đức Quan Thế Âm Bồ tát ban cho con tấm lòng vô úy, con sẽ tu tại gia.

Hôm sau nữa, sư Thiệt Tánh đặt lên hương án tấm kiếng mà sư đã chúnguyện 108 biến Chuẩn Đề Phật Mẫu Đà La Ni bên cạnh hai chén nước mưa.Sư thắp nhang rồi bảo hai chị em mình quì trước bàn thờ. Sư đọc thần chú Mật Tông một hồi rồi bảo mỗi người bưng một chén nước uống cạn.

Cô Ba Cẩm Tú sau đó cảm thấy ruột gan mình như được gọt rửa Nhữngtham dục trong cuộc sống dật lạc như lắng xuống dần. Cùng với ý hướnghoàn lương đang manh nha, chén nước như giúp có thần lực làm lại cuộcđới sau mọi đổ vỡ. Ngày xưa khi còn học ở trường Áo Tím, cô cũng đã từng suy nghĩ về huyền hoại một con phụng hoàng tái sanh từ tro than của hài cốt nó. bây giờ, nhờ tha lực của thần chú Mật Tông, cô cảm thấy mìnhsẵn sàng làm theo thiên lương với niềm phấn khởi kỳ diệu. Thì đó, haihôm sau, cò mi Maurice Carrière cho cô biết hắn sẽ đổi lên Hà Tiên. Vậymà cô vẫn dửng dưng khi thấy hắn không rủ cô theo, không cảm thấy hờngiận tủi thân trước thói ăn ở bạc bẽo của hắn.

Cô Tư Cẩm Lệ cũng vậy. Chén nước đã làm ngọn lửa thân xác cô tắtrụi. Cô chợt thấy hơn lúc nào hết. cuộc sống thế tục đầy bon chen sao mà vô nghĩa quá. Đồng thời sự hướng thượng bừng sáng mạnh mẽ trong cõi tâm linh cô. Tuần lễ sau, cô cảm thấy đau bụng. Từ cửa mình cô, huyết từngcục, từng lọng thoát ra làm cái bụng chửa bảy tháng của cô xẹp hẳn đi.Lấy làm lạ, cô hỏi sư Thiệt Tánh.

- Bộ thầy trộn thuốc phá thai trong chén nước hay sao? Bây giờ cáithai hóa huyết chui ra, vậy kể như tui đã sanh lần thứ bảy rồi.

Sư Thiệt Tánh mĩm cười:

- Làm gì có chuyện sát nhơn đó! Thai của chị là quái thai. Em đãđọc thần chú khuyến dứt nó thoát khỏi vòng oan oan tương báo. Em chỉ hỏi gặng nó, nếu nó bằng lòng làm con chị thì để cho chị sanh nó bìnhthường và nuôi nó tới ngày khôn lớn. Còn nếu nó không chịu thì nên hóahuyết mà chui ra ngoài và vĩnh viễn không theo chị báo oán nữa. Việc hóa huyết là do nó chọn lựa đó thôi.

Lật bật mà ngày rằm đã tới. Cô Thiệt Nguyện, ông Đốc Hạnh, sư côDiệu Trí, hiệp với ông Hương cả Hành lập đàn tràng, tổ chức lễ Vu Lantrọng thể tại Tịnh Liên am. Vợ chồng ông Đốc Hạnh, vợ chồng ông HuyệnKhải từ Tiểu Cần sang, vợ chồng ông Bác vật Cảnh từ Sài gòn về. Bác sĩLê Thạnh Mẫu bỏ ra một số tiền lớn để nhà trù dọn tiệc chay đãi thiệnnam tín nữ đến dưng hương. Các bà các cô bận rộn lo việc bánh trái, cỗbàn túi bụi.

Chiều ngày mười bốn là lễ tụng kinh Vu Lan và kinh Địa Tạng. Tối đến là lễ huê đang. Thiện nam tín nữ đi dưng hương thả xuống rạch quanh amnhững búp đèn hoa sen. Sáng ngày rằm, lễ phóng sanh chim cá, lễ tụngkinh cầu an và kinh cầu siêu bắt đầu. Sau đó là lễ thí thực. Dùng cơmtrưa xong, các Phật tử dự buổi thuyết pháp do sư Thiệt Tánh đảm nhiệm.

Tới ba giờ chiều, mọi lễ lạc chấm dứt. Các Phật tử lần lượt ra về.Sư Thiệt Tánh mời anh và hai chị em mình ở lại am đêm nay để xem chuyệnlạ.

Khoảng 5 giở chiều, trai tráng thu dọn đàn tràng xong xuôi, ai vềnhà nấy. Các bà các cô rửa chén dĩa nồi niêu và lau chùi căn bếp xongcũng rút lui hết. Cô Ba Cẩm Tú nấu một nồi cháo chay để mọi người giảilao. Trong am giờ đây chỉ còn ông bà Hương cả Hành, ông Đạo Chuối, sựThiệt Pháp, sự Thiệt Tánh cùng anh em cậu Hai Luyện. Sư Thiệt Tánh lạiđặt bàn hương án ở giữa am, bày hương đăng trà quả. Sau đó sư bước vàotrung đường bảo mọi người:

- Hôm nay tôi sẽ cùng sư Thiệt Pháp triệu thỉnh những vong hồn cóbài vị thờ tại am về đây luận việc tội phước báo ứng cùng việc nhơn quảtrả vay. Xin quí vị chớ có kinh hãi khi thấy điều lạ.

Rồi đó sư Thiệt Pháp và sư Thiệt Tánh bắt đầu làm lễ chiêu hồn,triệu thỉnh âm binh. Trên nền trời màu xanh nước biển, trăng tròn vàsáng vàng vặc. Trong khuôn viên của am, bốn bề quạnh quẽ, tàn cây, khómchuối tô những khối bóng bí mật trong biển trăng. Gió lúc đầu reo từngđợt phơi phới. Nhưng rồi câu thần chú, lời kinh, tiếng hú đầy âm vangrờn tợn làm cho ánh trăng trở nên lạnh lẽo, tiếng gió hóa ra thê thiếtvà cảnh vật chung quanh như huyền ảo và rờn rợn bóng âm hồn...

Khi cuộc chiêu hồn chấm dứt, nhị vị pháp sư trở về bàn tròn với mọingười. Ông Đạo Chuối tắt ngọn đèn măng- sông trong chánh điện, rồi cùngmọi người chong mắt ngó ra sân, chỗ đạt bàn hương án.

Một trận gió tanh nồng mùi máu thổi tới, một người mặc áo đen cụt đầu, tay xách thủ cấp mình, hổn hển nói:

- Tôi là thần Hắc Giao đại vương. Bởi ông Kinh lý Luyện tham vàngnên tôi bị cụt đầu. Nay nhờ nhị vị pháp sư cầu siêu nên tôi sẽ được đầuthai làm con Nam Hải Long Vương.

Ông ta ráp đầu vào cổ rồi biến đi. Một người đàn bòa mặc áo trắng, mặt mày xanh chành, theo gió hiện đến, bảo:

- Tui là Đỗ thị Thoại Huê, vì uống lầm thuốc phá thai của ba ngườicon ông Bang biện Hưỡn mà vong mạng. Nhờ pháp sư Thiệt Tánh khuyên dứtnên tui dẹp bỏ oán thù, sẽ theo đức Thiên Hậu chùa Minh Hương cứu nhơnđộ thế để mai sau thác sanh vào cảnh giới tốt lành.

Hình bóng chị mờ dần để thay vào là một người đờn bà trạc ba mươi tuổi, dáng dấp yêu kiều. Bà ta thở khò khè một cách khó nhọc:

- Tui tên Nguyễn Trinh Thục, con gái ông Huyện Tịnh ở Phú Nhuận.Chồng tôi là thầy kiện Trần Hảo Hiệp. Bởi con vợ bé của chồng tui là con Tư Cẩm Lệ ghen ngược, mướn Thạch Lọn thu da trâu vô bụng tui nên tuichết tức tưởi. Suốt tám năm nay tui a tòng với đứa ma ranh báo oán nó.May nhờ có nhị vị pháp sư soi rõ, tui mới vỡ lẽ rằng hồi kiếp trước tuiđã ác độc dùng bột tì sương đầu độc con Tư nên kiếp này nó hại mạng tuiđể báo thù. Vậy để chấm dứt chuyện oan oan tương báo, tui xin tìm nẻođầu thai, chớ làm oan hồn thì thường chịu đói khát, lãnh lẽo.

Hồn cô Tư Thục vừa biến mất thì gió lốc nổi lên, một áng sương nhưkhói đặc thoảng qua mang theo tiếng khóc tỉ tê. Rồi khi sương tan thìmột cặp vợ chồng trung niên hiện ra. Ông chồng nói:

- Tui là Bang biện Vương Văn Hưỡn, vợ tui là Trịnh Thị Thiệt. Bởi vợ chồng tui ăn ở ác đức nên bị sa địa ngục, chịu khổ hình qua một tiểukiếp rồi mới đi đầu thai được. May nhờ có thằng con trưởng tui cải tàqui chánh, thường tụng kinh Vu Lam và kinh Địa Tạng cho cha mẹ nó. Lạinữa thằng con út tôi xuất gia, thường tụng thần chú Mật Tông cho vợchồng tui nên nghiệp ác của tụi tui tiêu bớt khá nhiều. Tụi tui chỉ phải chịu khổ hình chừng 5 năm nữa rồi sẽ được đầu thai.

Ông bà Bang biện Hưỡn biến mất. Trăng sáng vằng vặc bỗng chiếu xuống sân một luồng như dải lụa bạch. Một người đàn bà mặc áo trắng, sắc diện phúc hậu đoan trang hiện ra, kể lể:

- Tui là Phùng thị Kim, nàng hầu ông Bang biện Hưỡn và là mẹ củapháp sư Thiệt Tánh. Sau khi phù hộ con tui lên núi Cô Tô tu hành, đánglẽ tui được đầu thai vào gia đình lương thiện, nhưng đức Cứu Thiên Huyền Nữ cảm thương thói nhẫn nhục của tui, cho tui làm thị nữ hầu hạ ngài để rồi kiếp sau tôi sẽ thác sanh vào quốc độ tốt lành hơn cõi uế độ hồngtrần nầy.

Luồng sáng mờ dần để từ bóng tối bước ra một người đàn ông mặt thỏn, râu ngạnh trê. Đương sự khai:

- Tui tên Bùi Văn Khói tức Mười Khói, chuyên làm bùa chú. Bởi tôi ếm trấn Hắc Giao Đại Vương nên ổng sai con sấu ở sông Cổ Chiên táp cụt tay tui khiến tui mất máu chết. Hồn tui không thể đi đầu thai được mà phảiluẩn quẩn theo phò con sấu đó. May nhờ nhị vị pháp sư lập đàn giải oannên đêm nay tui sẽ tới quán cháo lú của Mạnh Bà bên cầu Nại Hà ăn cháoxong mới đi đầu thai.

Thầy Mười Khói vừa biên mất thì một luồng gió tanh tưởi thổi đến.Mặt trăng bị cụm mây đen án ngữ nên cảnh vật tối sầm lại. Khi cụm mâytrôi đi thì một người mập mạp, mình mây ướt sũng hiện ra, nói:

- Tui là con cá nược đực thành tinh, thường gây chứng bịnh mắc đàngdưới cho các bà các cô bên lưu vực sông Bà Lai, sông Hàm Luông và sôngCổ Chiên, trong đó có cô Út Ngọc An nữa. Vì ông bà Chín thỉnh ông ĐạoChuối và cô Thiệt Nguyện tụng kinh Dược Sư nên tui bị các tướng Dược Xoa đánh đuổi rồi bị Nam Hải Long Vương đánh chết, hồn sa vào địa ngục ATì.. May nhờ tui đã từng cứu vớt ông Đạo Chuối và sư Thiệt Tánh hồi kiếp trước khỏi chết chìm trên sông nước nên họ tụng kinh cho tui thườngxuyên. Giờ tui đã thoát khỏi địa ngục A Tỳ chỉ còn ở ngục phanh thâychừng mười năm nữa sẽ được đi đầu thai.

Hồn con thủy quái biến đi thì một người đàn ông ở trần, tay và ngực đầy lông lá khét nghẹt hiện đến, buồn rầu nói:

- Tui là con chó ngao thành tinh, đêm đêm lén vô phòng cưỡng dâm bàBành Thị Mười Hai, nhưng rồi bị ông Đạo Chuối đào mả khiến tui phải chết luôn. Hồn tui bị đọa địa ngục phân dơ, đàm nhớt tanh hôi. May nhờ đượcnghe kinh nên tui đã thoát khỏi địa ngục, sẽ đầu thai làm chó nhà nghèohai kiếp, kiếp thứ ba làm chó nhà giàu cho sung sướng tấm thân.

Gió càng lúc càng mạnh, cuốn lá vàng trên sân lào xào, xua tan mùihôi hám, tánh tưởi của các thú vật thành tinh kia đi. Trăng đã ngả vềtây, sáng long lanh ánh nước. Rồi một cụm tường vân đẹp như ren thêu ômquanh mặt trăng. Một mùi hương lạ sực nức khắp khuôn viên am. Một mỹnhân áo trắng vàng đeo ngọc khảm chấp chới, hương xông xạ ướp ngạt ngào, tay cầm bình ngọc xanh hiện ra:

- Tui trước kia là con tinh cây cẩm lai, có làm một vài việc thiệnnên tui được thác sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương làm cây quỳnh trổbông ngũ sắc cho chư tiên cúng Phật. Giờ, tui hiện về đây để chúc mừngcác con ông Bang biện Hưỡn đã quyết tâm phá mê trừ khổ.

Mỹ nhơn kê miệng vào bình ngọc uống một ngụm nước rồi phun thành một áng sương thơm mát càng lúc càng tỏa rộng. Khi sương tan thì đương sựcũng biến mất. Trên không trung văng vẳng tiếng nói trong trẻo và vanglộng như chuông ngân:

- Ngày mai các huê kiểng trong khuôn viên này sẽ thạnh phóng, báohiệu Phật pháp nơi vùng đất Vãng được lưu hành xa rộng dài lâu.

Khi tiếng nói im thì pháp sư Thiệt Tánh hỏi vọng ra:

- Còn ai nữa không? Xin mời ra hội kiến!

Một giọng nói non ớt trổi lên:

- Có tui đây!

Một đứa nhỏ cỡ bốn, năm tuổi hiện ra, nhìn về phía cô Tư Cẩm Lệ:

- Có một kiếp nọ tui là con cô Tư đây. Tía tui vừa chết, cổ tái giávới một tên hào phú kia. Ga này không thích vợ có con riêng nên cô Tưtrấn nước cho tui chết. Bởi đó nên tui theo báo oán cổ hoài. Giờ đây, cô Tư đã quyết tâm cải tà qui chánh nên tui cởi bỏ oán hận, hóa huyết chui ra, kết thúc mối thù truyền kiếp cho xong.

Nói xong đứa trẻ vói tay cười khanh khách rồi biến mất. Lúc đó gàtrong xóm bắt đầu lác đát gáy hiệp nhứt. Trên trời sao sáng vẫn nhấpnháy. Mặt trăng sáng quạnh hiu treo lơ lửng ở phương tây. Mùi bông làivẫn thơm sực nức bên thềm.

Bỗng một cặp vợ chồng tuổi trạc ba mươi ngoài, dắt một đứa nhỏ cỡ mười tuổi, mặt mày tươi rói. Người chồng bảo:

- Tụi tui là gia đình người thợ rèn ở gần Cầu Lầu bị sét đánh chết.Bởi tui có làm chút ơn với sư Thiệt Tánh nên sư thường giải kinh ThậpNhị Nhơn Duyên cho tụi tui nghe, giờ tụi tui sắp thác sanh lên cung trời Đao Lợi để hưởng ngũ dục cùng dân quốc độ ấy.

Gió lốc nổi lên, cả ba biến mất. Trời trong trăng tỏ hơn bao giờhết. Sư Thiệt Tánh dẹp bàn hương án, khiêng vào trong. Ba anh em cậu Hai Luyện chắp tay niệm Phật không ngớt. Cô Tư Cẩm Lệ nước mắt ràn rụa bảosư Thiệt Tánh:

- Bạch đại đức, gia đình mình gặp bao tai biến mà cuối cùng còn cóthể nương theo đạo pháp chính là nhờ đại đức vậy. Chị em tui từ đây sẽvững lòng tu hành và làm kẻ trợ tu cho anh Hai.

Sư Thiệt Tánh chỉ chắp tay niệm Phật. Ông Đạo Chuối bảo:

- Dưới nhãn quan người đời thì gia đình ông Bang biện Hữu suy sụp,ba người con dòng chánh xuống dốc thảm thê. Nhưng qua cặp mắt giác ngộ,chưa chắc có gia đình nào hơn gia đình ông kể từ đây.

Ông Hương cả Hành tiếp lời:

- Cô Thiệt Nguyện thì từ đạo trở về đời, côn hai cô Cẩm đây từ đời trở về đạo. Thiện tai! Thiện tai!

Trời sáng trắng bên ngoài. Nắng bắt đầu lên. Bỗng sư Thiệt Pháp chỉ ra sân:

- Quí ông quí bà xem kìa!

Bồn hoa giữa sân gồm bông cúc, sao nhái, nở ngài, móng tay, huệ lantưng bừng nở. Bên thềm những khóm ngọc đơm trắng hoa thơm ngát. Ngoàixa, các cây sứ cùi, cây dành dành trổ bông trắng, bằng lăng trổ hoa tím, ô môi hoa hường, điệp tây hoa đỏ. Và kìa những khóm trang đỏ, tranghường, trang vàng, trang trắng trồng giáp mé vườn cũng trổ bông ê hề.Nơi vòm cổng, màu vàng bông huỳnh anh chói rực giữa màu trắng và đỏ củagiàn bông giấy. Ông Hương cả Hành theo chân ông Đạo Chuối và nhị vị pháp sư bước ra sân, tới mấy gốc quỳnh trồng trong chậu thì thấy mỗi cây đãtrổ bảy búp lớn cỡ bụm tay. Ông Đạo Chuối niệm Phật rồi bảo:

- Đây là nhờ thần lực của tinh linh cây quỳnh trên cõi trời Tứ Thiên Vương vậy.

HẾT