Bắc Tống Phong Lưu

Chương 904-1: Kinh tế chi phối tất cả (1)




Sắc mặt của mọi người đã rất rõ nét chứng minh một vấn đề, đó là phàm là những vấn đề liên quan tới Tây Quân, đều là những chủ đề nhạy cảm. Thị trường địa bàn Hà Sáo kì thực rất phồn vinh, nhưng chẳng có quan hệ gì với doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng cũng chính bởi sự tồn tại của chợ biên giới mà đã nảy sinh cái đặc trưng thứ hai, đó là buôn lậu. Buôn lậu mặc dù là phạm pháp, nhưng trong hoàn cảnh này thì lại là một ngành siêu lợi nhuận. Như là trà, đồ gốm, vải vóc của Đại Tống, thậm chí có người còn trực tiếp buôn lậu tiền. Đồng thời ở Tây Hạ còn có muối tinh, nếu như buôn lậu muối tinh từ Tây Hạ vào thì quả là siêu lợi nhuận. Điều này đã khiến nhiều người bất chấp nguy hiểm mà làm. Nhưng muốn buôn lậu ở Tây Bắc, thì phải có được cái gật đầu của Tây Quân trấn giữ biên giới. Điều khiến người ta không còn gì để nói đó là Tây Quân chính là đầu đảng buôn lậu lớn nhất Đại Tống, ngay cả LýKỳ cũng nhờ bọn họ buôn lậu Thiên Hạ Vô Song.

Cho nên buôn bán ở Tây Bắc, bắt buộc phải tính tới Tây Quân.

Cũng chính bởi có hai cái đặc trưng lớn này mà doanh nghiệp tư nhân rất khó tồn tại được ở Tây Bắc. Dù sao thì ngươi mạnh nữa thì có mạnh hơn nổi quốc gia không? Dù sao thì ở hậu thế, doanh nghiệp quốc doanh vẫn vô cùng lớn mạnh, huống hồ là trong xã hội phong kiến.

Lương Sư Thành nói nhỏ:

- Ngươi chớ có nói bừa.

- Điều này ta biết.Lý Kỳ khẽ gật đầu, rồi đột nhiên cười ha hả nói: 

- Ta hiểu các vị băn khoăn vấn đề gì, tuy nhiên ta cho rằng những điều đó chẳng mâu thuẫn gì với thương nhân chúng ta cả, ngược lại còn có thể hỗ trợ lẫn nhau.

Hồng Bát Kim vội hỏi:

- Nói vậy nghĩa là sao?

Lý Kỳ nói:

- Các vị mặc dù là đại phú hào hàng đầu Đại Tống, nhưng có thể giàu hơn triều đình được không? Việc buôn bán của Tây Quân và triều đình đều liên quan đến nguyên liệu. Ta không tán thành các vị đầu tư suy nghĩ về phương diện này, nhưng tác dụng của nguyên liệu là dùng để chuyển hóa thành thương phẩm, cho nên, thương phẩm mới là trọng điểm của chúng ta, chứ không phải nguyên liệu, hay có thể nói là chẳng mâu thuẫn gì với chúng ta, hơn nữa xét thấy triều đình và Tây Quân đều ở đây,dẫn đến việc có rất ít thương nhân tới đây làm ăn. Điều này cũng sẽ đem lại cho chúng ta những lợi thế không nhỏ.

Dừng một lúc, hắn nói tiếp:


- Các vị, thực ra việc buôn bán liên quan đến nguyên liệu đều là những buôn bán kiểu cũ, đất diễn không lớn, chỉ có thương phẩm mang tính kĩ thuật thì mới đem lại lợi nhuận kếch xù. Thế thương phẩm mang tính kĩ thuật là gì? Đó là những thương phẩm thông qua việc gia công nguyên liệu mà chế tác thành, đây mới là cái chính. Ví dụ như trà chẳng hạn, trà là thứ buôn bán độc quyền của triều đình, lợi ích trong đó đã bị triều đình ép xuống rất thấp rồi, trừ khi các vị buôn lậu, không thì các vị không thể kiếm nổi tiền, nhưng buôn lậu thì phạm pháp, các vị đều là những người có địa vị, mạo hiểm để làm gì, nhưng nói đi cũng phải nói lại, lẽ nào điều này cho thấy lợi nhuận của việc bán trà không có phần nào của chúng ta sao? Đương nhiên là không. Tin là các vị đều biết tới trà sữa của Túy Tiên Cư bọn ta, trà sữa có thể lấy danhnghĩa cá nhân ta mà bán đi các quốc gia lân cận, hơn nữa lợi nhuận không hề ít hơn buôn bán trà. Chỉ duy nhất một điểm khác đó là ta phải nộp thuế, chỉ có vậy thôi. Đó là vì sao? Đó là vì trà sữa không hề thuộc phạm vi buôn bán trà, mà một sản phẩm sáng tạo từ trà cũng là một loại thương phẩm, triều đình không có quyền cản trở. Lấy một ví dụ đơn giản hơn thế này, triều đình khống chế việc buôn muối rất chặt chẽ chứ gì, đặt giả thiết ta trực tiếp bán muối, vậy thì triều đình chắc chắn không cho phép, nhưng ta dùng muối chế biến món kho bán đi, vậy thì triều đình không có quyền can thiệp rồi.

Hơn nữa, hiện nay triều đình đang phải đối mặt với cải cách kinh tế, đối với chợ biên giới Tây Bắc thì cũng đã có sự điều chỉnh, giảm thấp thuế chợ vùng biên, cũng không để nha quan một tay khống chế cả quá trình giao dịch. Các vị có thể tự chủ tiến hành đàm phán với thương nhân đối tác. Duy chỉ có một thứ không đổi đó là hàng hóa vẫn phải trải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt. Nhưng chỉ cần các vị khôngtranh giành việc làm ăn với triều đình, không trực tiếp bán tiền tệ, triều đình đương nhiên sẽ hoan nghênh các vị tới. Không chỉ có vậy, Tây Hạ về cơ bản là cung ứng nguyên liệu, ví dụ như trong nghề chăn nuôi, dược phẩm, số lượng, chủng loại rất nhiều, đây chính là lợi nhuận. Chúng ta có thể mua về gia công, chế tạo thành thương phẩm, rồi lại bán ra, chẳng khác nào phát tài tại chỗ. Thử hỏi kiểu buôn bán này, thì tìm đâu ra được. Đương nhiên, mấu chốt vấn đề ở chỗ còn phải xem các vị có thể chế tạo những nguyên liệu đó thành thương phẩm mà người tiêu dùng cần hay không. Nói tóm lại, kĩ thuật mới là chủ đạo của việc buôn bán bây giờ, nếu như nói từ giá trị thành phẩm cổ xưa nhất, thì kĩ thuật chính là buôn bán không vốn.

Mọi người nghe xong liên tiếp gật đầu, cái máu kinh doanh lại bốc lên ngùn ngụt trong cơ thể họ. Thách thức, lợi ích đều là những thứ thương nhân thích nhất. Bởi thách thức chính là đại diện cho lợi ích, lại thêm sự trợ giúp to lớn từ triều đình, khiến bọn họ tràn đầy niềm tin với thị trường Tây Vực, trong tâm tưởng họ còn không tinlà bản thân mình đấu không lại thương nhân nước ngoài.

Một cuộc chiến thương mại với nước ngoài dưới sự dẫn dắt của Lý Kỳ đã trong quá trình thai nghén.

Hồng Bát Kim đột nhiên nói:

- Kinh Tế Sử, phía Tây Vực đúng là có thể thử, nhưng ngươi bảo bọn ta tới Tây Bắc đầu tư, ta cho rằng vẫn còn phải cân nhắc cho kĩ. Dù sao thì Tây Bắc bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiến sự, đặt giả thiết bọn ta đến Tây Bắc xây dựng nhà cửa rồi, một khi chiến sự xảy ra, thế chẳng phải là công toi hết cả không.

Lý Kỳ cười nói:

- Bát Kim thúc nói có lí lắm, lợi ích vốn luôn đi liền với mạo hiểm. Tuy nhiên, các vị đã bao giờ nghĩ tới việc vì sao chiến sự Tây Bắc liên miên không dứt chưa?Hà Cửu Thúc nói:

- Chẳng phải là vì cái vùng Hà Sáo.

- Không sai. Bởi vì vùng Hà Sáo không chỉ là vùng đất chiến lược quan trọng, đồng thời nó còn đồng nghĩa với lợi ích to lớn. Chiến sự Hà Sáo đối với Đại Tống ta mà nói là tình thế bắt buộc. Hay nói cách khác, tất cả chiến sự đều vì lợi ích mà ra. Tuy nhiên, đặt giả thiết vùng Hà Sáo phồn vinh thịnh vượng, Đại Tống và Tây Hạ đều có được những lợi ích vượt xa trước kia, thì thử hỏi ai còn muốn chiến tranh? Cho dù vương thất bọn họ có muốn đánh, thì đám công khanh đại thần đã giành được những lợi ích to lớn trong đó, và bách tính hai bên cũng sẽ không đồng tình. Thế cũng có nghĩa là, chỉ cần lợi ích vùng Hà Sáo được thể hiện ra thì khó mà xảy ra nổi chiến tranh. Đám đại thần triều đình kia luôn miệng nói thương nhân chúng ta tự tư tự lợi, vậy thì chúng ta bắt buộc phải có tiếng nói cho chính mình, sử dụng tài năng của mình để duy trì hòa bình của khu vực này, chứng minh cho bọn họ thấy uy lựccủa lợi ích bỏ xa thiên binh vạn mã. Đặt giả thiết lợi ích của hòa bình bỏ xa lợi ích mà chiến tranh đem lại, thì hai bên tất yếu sẽ lựa chọn hòa bình, ngược lại cũng vậy thôi. Hơn nữa, ta còn muốn nhắc nhở các vị một câu, vùng Hà Hoàng bên đó vừa mới thu phục, lợi ích trong đó ta không phải nói nhiều nữa, các vị muốn nâng cao vị thế của thương nhân, thì phải nghĩ cách dung hợp thương mại và chính trị lại với nhau, vùng Hà Sáo là một cơ hội tốt đó.

Lý Kỳ cười nham hiểm nói, thực ra Tây Hạ có gì mà to? Căn bản là không đủ để thỏa mãn khẩu vị Lý Kỳ, mục tiêu của hắn là vùng Tây Vực kia, sở dĩ muốn tăng cường mối quan hệ kinh tế với Tây Hạ, đó là yêu cầu về mặt chiến lược, đều là để chống đỡ lại với nước Kim.

- Hay, nói hay lắm.