Bắc Tống Phong Lưu

Chương 563-2: Thịnh yến mỹ thực (trung)




Tần phu nhân cười cười, chợt nhớ ra còn có rất nhiều người đang đứng ở đây, nàng đỏ mặt lên giơ tay ra nói:- Nhị ca đi đường xa đến, tiểu muội không phải là chủ, hôm nay mượn chỗ của Vương viên ngoại để tiếp đón tẩy trần cho Nhị ca.

- Vậy nếu Nhị ca từ chối là bất kính rồi.

Vương viên ngoại cười ha ha nói:- Mời hai quý khách lên lầu.

- Đa tạ!

Mấy người liền đi lên tầng ba.

Mã Kiều thấy Lý Kỳ đứng tại chỗ bất động liền đi tới nhỏ giọng nói:- Phó soái, chúng ta có đi không?

Lý Lỳ lườm y một cái nói:- Chúng ta đi làm gì? quấy rầy nhân tình ôn chuyện cũ của người ta. Ngươi theo ta lâu như vậy rồi sao có thế mà cũng không hiểu?Nói xong hắn liền xoay người đi xuống lầu.

Tình nhân cũ? Mã Kiều ngây cả người, cười cười rồi đi theo Lý Kỳ xuống lầu.

Đi xuống tầng dưới, Lý Kỳ thấy Thái Mẫn Đức đang ngồi một mình ở bàn liền cười thầm, lão cáo già này thật đáng thương, sao lại cô đơn vậy chứ. Hắn đi đối diện với Thái Mẫn Đức cười nói:- Viên ngoại, ở đây nhiều người như vậy sao đến một người bạn nói chuyện mà ông cũng không có, lúc nào cũng cô đơn, thê lương quá.

Thái Mẫn Đức nghe thấy vậy vừa bực mình vừa buồn cười nói:- Công tử không phải cũng đang như thế sao?

Lý Kỳ nói:- Ta sao có thể giống ông được. Ta còn có phu nhân đi cùng, ông không thấy sao. Chỉ có điều vừa rồi phu nhân gặp một người bạn cũ lâu ngày không gặp, cho nên ta không muốn quấy rầy bọn họ mà thôi.

Thái Mẫn Đức cười nói:- Ta nhìn thấy rồi. Trịnh gia Trịnh Lang à?

Lý Kỳ thấy lạ nói:- Hả? Hình như viên ngoại biết người đó?

- Tần phu nhân còn chưa nói với ngươi sao?

- Ta chưa hỏi.Lý Kỳ nói chưa hỏi với chưa nói nhưng thực ra hai ý này là giống nhau.

Thái Mẫn Đức cười lắc đầu nói:- Người kia tên là Trịnh Dật, trong nhà đứng thứ hai. Ông nội của y là Trịnh Văn Bảo, trước kia là người Nam Đương, là con cháu nhà tướng. Sau khi nam Đường diệt vong ông ta lại đảm nhiệm chức Bộ binh Viên ngoại lang của triều đình. Nghe nói người này văn thao vũ lược. Hơn nữa tay nghề đầu bếp rất giỏi, mì Vân Anh của ông ta từng được Thái Tông hoàng đế khen thưởng. Trước kia Trịnh Nhị Lang này cũng là một đại tài tử ở kinh thành. Lúc đó mặc dù ta ở phủ Thái sư nhưng cũng nghe được không ít sự tích về y. Thơ, từ hội họa, thiên văn địa lý...tinh thông mọi thứ, còn về ẩm thực tay nghề đầu bếp y còn hơn ông nội mình một bậc, còn gấp Tống Ngọc Thần cả trăm lần. Nhưng sau đó lại nghe nói triều đình muốn gọi y làm quan nhưng y không muốn lại muốn về quê.

Có cá tính vậy sao? Lý Kỳ nói:- Vậy viên ngoại có biết vì sao phu nhân nhà ta lại quen biết y không?

- Ta làm sao mà biết được, lúc đầu ta chỉ là một đầu bếp mà thôi.Thái Mẫn Đức lắc đầu nói tiếp:- Nhưng ta nghe nói lúc trước Tần phu nhân là đại tài nữ. Về phương diện tài hoa chỉ có Lý nương tử là có thể sánh ngang. Tài nữ, tài tử đều là con cháu nhà quan, quen nhau cũng không có gì là lạ.

- Điều này cũng đúng.Lý Kỳ gật gật đầu nói.

Lúc này có một người đi tới đưa cho mỗi người một mảnh trúc nói:- Hai vị quý khách, đợi lát nữa buổi tiệc bắt đầu, nếu hai vị cảm thấy món nào ngon nhất thì hắn dùng mảnh trúc này treo ở dưới đồ ăn tới là được...

Lý Kỳ ha ha nói:- Thú vị lắm, được rồi ta biết rồi.

Một lát sau, bỗng trong đại sảnh có một mùi hương bay tới mọi người vừa ngửi đã giật mình.

Chỉ thấy một đám phục vụ mang đồ ăn ra xung quanh. Bọn họ bày hết đồ ăn lên bàn.

Vương viên ngoại đứng ở trước một cái bàn dài nói lời dạo đầu đầy cảm kích rồi nói một câu “buổi tiệc bắt đầu” khá xuôi tai.

Mọi người đều vây lại về phía bàn dài.

Lý Kỳ và Thái Mẫn cũng đi lên phía trước, thấy toàn là đồ ăn tinh mỹ đặt thành hình tròn trên cái bàn dài khiến người ta thèm nhỏ dãi.

Mọi người nhìn thấy nhiều đồ ăn như vậy liền hô to chuyến này đi quả không uổng. Lại nghe nói đây chỉ là những món đầu tiên, chờ thêm lát nữa sẽ có những món thứ hai, ai nấy đều mừng như điên, đáng để chi ra 200 đồng kia.

- Công tử muốn nếm món nào trước?

Lý Kỳ lắc đầu nói:- Ta đến Đông Kinh chưa lâu, cũng không hiểu rõ lắm về mấy món này. Kính xin viên ngoại ra tay chỉ dẫn.

- Được rồi.Thái Mẫn Đức nhìn qua một lượt bỗng chỉ một món về phía bên trái nói:- Hân Nhạc lầu làm món “nhũ dê” khai vị vậy thì không còn gì tốt hơn được nữa.

- Vậy thì nếm thử đi.

Hai người đi đến trước món ăn kia. Lý Kỳ đưa một miếng thịt dê vào miệng cẩn thận nhai một lúc rồi nuốt vào. Hắn gật gù khen:- Viên ngoại giới thiệu quả nhiên là không sai. Món nhũ dê này ngon miệng lắm, mùi thơm đậm, thịt trơn mềm, món ngon, lát nữa phải ăn nhiềm thêm.

Thái Mẫn Đức cười ha ha nói:- Ăn mãi mà không chán, Thái mỗ rất thích.

Lý Kỳ cười không nói gì, thầm nghĩ nhũ dê này quý như vậy lại mang đến đây ăn không phải là lãng phí sao? Cho dù là khách ăn có cảm thấy ngon thì có mấy người có thể ăn chứ? Đi dọc bàn, bỗng nhìn thấy một mân cơm nắm. Cơm nắm này nhỏ hơn bình thường rất nhiều, nó có màu đo đỏ giống như hoa anh đào. Hắn lại nhìn thấy tấm biển viết tên món ăn là “Hội tiên lầu anh đào tất la”. Lúc Lý Kỳ đọc sách dạy nấu ăn thời cổ có biết món “Tất la” này chính là chưng cơm anh đào. Cầm nắm cơm nên bỏ thẳng vào miệng cảm giác hạt cơm xôm xốp, nhai kỹ có hương vị rất đặc biệt. Hắn thở dài nói:- Đáng tiếc là món điểm tâm này không được truyền cho đời sau.

Thái Mẫn Đức ngạc nhiên nói:- Công tử nói gì vậy?

Lý Kỳ hơi nao nao cười nói:- Ta nói món điểm tâm này rất ngon, không ngại viên ngoại có thể nếm thử.

Thái Mẫn Đức cười nói:- Thái mỗ nếm rồi, công tử có biết món điểm tâm này làm thế nào không?

Lý Kỳ nói:- Lúc ta mới nếm phát hiện ra hạt cơm vẫn dính chút vỏ anh đào, cho nên chắc là để cả quả anh đào hấp với lồng cơm. Đợi nhiệt độ cao, quả anh đào nở bung, nước của nó sẽ thấm vào gạo. Hơn nữa nếu đun lấy nước quả anh đào trước, sau đó mới đổ nước đó vào nấu cơm thì hạt cơm sẽ không thể hấp thụ được hết chỗ nước đó. Nói tóm lại là đổ nước không bằng bỏ cả quả anh đào vào một mẻ, nếu không thì cơm sao có thể trong veo như vậy.

Thái Mẫn Đức khen:- Công tử đúng là quan sát rất tỉ mỉ. Thực ra ta cũng hiểu cách này nhưng làm thử rất nhiều lần rồi mà vẫn không có được hương vị như vậy.

Lý Kỳ lắc đầu nói:- Không phải là ta nếm không ra mà lúc thả quả anh đào vào, thả nhiều hay ít để thế nào để có được hương vị như thế này mới là quan trọng.

Hai người tiếp tục nói cái gì mà rửa cua, lọc nước, đốt da heo, dùng tro bếp hun món ăn... Nhưng những món ăn đầu tiên này đa số dều là những người dân bình thường cũng có thể ăn được. Vì vậy chưa có món ăn nào khiến Lý Kỳ hết sức hài lòng, mảnh trúc vẫn còn nằm trong tay hắn.

Bỗng nhiên có một công tử đi tới chắp tay với Lý Kỳ nói:- Lý sư phó, đằng kia có một món ăn, nếu như ngươi không đi nhìn thì chúng ta cũng không dám ăn.

Lý Kỳ biết công tử này, anh ta là khách quen của Túy Tiên Cư, hắn tò mò hỏi:- Món gì vậy?

- Cá nóc!

Lý Kỳ kinh ngạc hô lên:- Cái gì?