Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1630-2: Tam đại quyết nghị (2)




Không chỉ có như thế, để phổ cập cơ cấu y liệu tư doanh, Triệu Giai còn đặc biệt cho phép Thái Sư Học Viện đảm nhận học viện khoa y, cũng cho phép thành lập bệnh viện tư nhân, đương nhiên, Thái Học Viện cũng thành lập y khoa giống như vậy, chẳng qua một cái là công lập một cái là tư nhân thôi. Nhưng để phòng ngừa có người hãm hại lừa gạt, Triệu Giai lại ra chính sách lần nữa, phàm là người trong nghề y, nhất định phải trải qua khảo hạch, phải làm đăng kí ở nha phủ địa phương, bệnh viện lại càng phải tới triều đình đăng kí.

Tuy nhiên một loạt động tác này, cũng khiến cho các thương nhân thấy được cơ hội buôn bán không nhỏ. Con người sống trên đời thì dù sao cũng phải sinh bệnh, cũng giống như ăn cơm. Trong này ẩn chứa lượng của cải cực lớn, nhưng bọn họ cũng không phải quá quen thuộc đối với khái niệm bệnh viện, cho nên bọn họ vẫn đang chờ đợi sự xuất hiện của bệnh viện công lập, xem triều đình làm như thế nào.

Cùng lúc đó, bọn họ đã đang liên hệ với Thái Kinh, hỏi kế hoạch tuyển chọn đào tạo nhân tài của viện y khoa.

Bởi vì hiện giờ Triệu Giai muốn phổ cập cơ cấu y liệu, người chuyển vận kế hoạch là Thái Kinh cũng không dám thiết lập quá nghiêm khắc, lại càng không dám để nhân tài của viện y khoa cùng nhau tham gia đại hội chọn người tài, sợ nhân tài y khoa phải chịu sự lạnh nhạt, mà là tổ chức một buổi đại hội chọn người tài đặc biệt nhằm vào y khoa, dùng cái này để tạo thế.

Quyết nghị này vừa ra, dân chúng đương nhiên là hân hoan nhảy múa, dù sao thì người nào cũng đều sẽ sinh bệnh, cơ cấu y liệu này với bọn họ cũng giống như nhịp thở vậy, bởi vì hạng quyết nghị này là ban ra thông qua Lập Pháp Viện, cho nên địa vị của Lập Pháp Viện ở trong lòng dân chúng trong nháy mắt đã tăng lên không ít.

Về phần quyết nghị thứ ba, nhìn như bình thường, kỳ thật thì không, bởi vì hạng quyết nghị này cũng là tương quan chặt chẽ với dân chúng, đó chính là muối, dầu và rượu

Cùng với Hiệp nghị muối ngựa của Đại Tống và Tây Hạ tiến thêm một bước lớn, giá của muối bắt đầu giảm xuống. Giá của muối giảm xuống, ở thời cổ đại mà nói, chính là dấu hiệu cường thịnh của một quốc gia, nếu quốc gia nghèo, thì chắc chắn là chết bởi giá muối dâng cao. Dù sao muối vẫn luôn là chuyên doanh của triều đình, bởi vì triều đình hiện tại dựa vào mậu dịch, thương thuế, của cải tăng trưởng mạnh mẽ, như vậy thì nông thuế trước kia đã trở nên không phải quan trọng như vậy nữa rồi.

Tuy nhiên Lập Pháp Viện cũng ra luật nhằm vào muối phàm là người buôn lậu muối, sẽ phải nhận được sự trừng phạt vô cùng nghiêm khắc, đây trong vô hình trung lại tăng mạnh sự khống chế đối với Tây Quân, với lại là giá muối thấp như vậy, ngươi buôn lậu cũng không kiếm được bao nhiêu.

Hạng lập pháp này là Triệu Giai bỏ qua quần thần, trực tiếp cho Lập Pháp Viện lập pháp, bởi vì y biết, muối này quan hệ đến ích lợi của không ít đại thần, nếu như đem lên triều đường, nhất định sẽ gặp phải phản đối. Nhưng Triệu Giai hiện giờ khát vọng một Đại Tống cường thịnh giàu có, kiểu giàu có này không phải triều đình giàu có, mà là dân chúng thiên hạ giàu có, y muốn cho khách nhân vừa đến Đại Tống, liếc mắt một cái là có thể nhìn thấy sự phồn vinh hưng thịnh của Đại Tống, cho nên y mới phải làm như vậy. Bởi vì hiện tại Triệu Giai là cao độ tập quyền, những đại thần kia cũng chỉ có thể thừa nhận, không dám phản đối.

Còn về phần Tây Quân, Triệu Giai đích thân giải thích với Chiết Khả Tồn, Chủng Sư Đạo, hy vọng có được sự ủng hộ của bọn họ, và còn hứa hẹn muối thanh của Tây Hạ tuyệt không bán đến tây bắc, hơn nữa sẽ tăng chi phí cho đại quân, cam đoan cuộc sống của binh lính, hoàng đế giờ cũng đã đích thân ra mặt, Tướng lĩnh Tây Quân chắc chắn cũng phải nể mặt Hoàng đế, hiện giờ cấm quân cường thịnh lên, Thủy sư cũng đã có được sự phát triển, Thần Cơ doanh lại càng là không ai bì nổi, hết thảy mọi thứ đều là biểu thị địa vị của Tây Quân đang từ từ giảm xuống.

Tuy rằng Triệu Giai tính toán tăng chi phí đại quân, thấy Tây Quân hình như tổn thất không lớn, kỳ thật bằng không, bởi vì như vậy, so với việc quân phí hoàn toàn nắm giữ trong tay triều đình, nếu Tây Quân còn có nguồn muối, như vậy Tây Quân có được tài quyền hết sức khả quan, có thể làm rất nhiều chuyện, đây là điều Triệu Giai không hy vọng nhìn thấy, nhưng Triệu Giai không thể trực tiếp nhằm vào Tây Quân để giảm bớt giá muối, y nhất định phải tìm được một lý do thật tốt, cho nên chớ xem thường hạt muối nho nhỏ này, bên trong bao hàm quá nhiều nhân tố chính trị.

Ngoại trừ muối ra, triều đình cũng giải trừ bộ phận hạn chế đối với rượu, nhưng đối với sản xuất rượu thì lại càng thêm nghiêm khắc, bởi vì ủ rượu phải dùng lương thực, cái này nhất định phải cân bằng cho tốt, không thì rượu của người giàu uống không hết, người nghèo đến cơm cũng không được ăn, cho nên Viện Lập Pháp đặc biệt vì thế mà lập án, sản lượng rượu hàng năm nhất định phải thông qua Viện Lập Pháp lập án quyết định trước, không thể không hạn chế sản xuất, nhất định phải căn cứ sản lượng lương thực hàng năm để quyết định, tuy nhiên Thiên Hạ Vô Song là ngoại lệ, bởi vì Thiên Hạ Vô Song hơn phân nửa đều không dùng lương thực.

Có thể đoán được là, rượu trái cây sẽ nhận được sự phát triển chưa từng có.

Còn về dầu, bởi vì thời cổ đại dầu dùng để xào rau là thứ hết sức quý giá, nguyên nhân quý giá đương nhiên cũng là bởi vì rất hiếm hoi, dân chúng hơi chút bình thường một chút đều rất khó hưởng dụng được.

Với đề nghị của Lý Kỳ, Triệu Giai quyết định trong vòng năm năm tới, phải mở hố ra ba nghìn vạn mẫu cây trà ở địa khu Giang Nam, chuyên môn tinh luyện dầu chè, hy vọng trong mười năm tới, dân chúng Đại Tống người người đều có thể hưởng dụng được mỹ vị của dầu chè.

Đây tuyệt đối là một quyết nghị trọng đại về phương diện nông nghiệp, đương nhiên, dầu cũng là triều đình chuyên doanh, nhưng triều đình đưa quyền gieo trồng cho thương nhân, vẫn là áp dụng phương thức hợp tác, thương nhân thuê nông dân đi trồng, thành quả trồng được bán cho triều đình, triều đình ép ra dầu, lại bán cho dân chúng, đây đều là cơ cấu kéo dài tân pháp của Lý Kỳ.

Từ tam đại quyết nghị này có thể thấy được Đại Tống đang từng bước hướng tới phồn vinh hưng thịnh. Ngoài ra, mỗi một quyết nghị của tam đại quyết nghị này đều tương quan mật thiết với dân chúng, bên trong cũng không có nửa điểm hơi nước, Triệu Giai cũng bởi vậy mà đã có được sự ủng hộ chưa từng có của dân chúng, bất cứ ai cũng rất khó dao động hoàng quyền của y.

Và cũng chính bởi vậy có thể thấy được kinh tế cơ cấu Lý Kỳ đã bắt đầu thành thục hơn, đủ mọi lời hứa của hắn trước kia cũng bắt đầu thực hiện rồi, vì vậy thanh danh của Lý Kỳ cũng càng ngày càng tăng. Mặc dù Tần Cối là Tể tướng, nhưng dân chúng Giang Nam đã có người bắt đầu xưng tụng Lý Kỳ là Tướng Quốc rồi.