Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1425-1: Ngô Giới nhập Điền (hai) (1)




Giống như Lưu Hậu Chủ đất Thục Trung, không ôm chí lớn, cam lòng làm con rối, chỉ cần có thể hưởng lạc đúng lúc thì y đã thỏa mãn rồi.

Nhưng Đoàn Chính Nghiêm tuyệt đối không phải Lưu Hậu Chủ, không chỉ như vậy, ông ta còn là một quân chủ vô cùng có khát vọng, chỉ tiếc sinh không gặp thời, từ khi ông ta kế vị tới nay vẫn luôn làm con rối của Cao thị, không chút thực quyền nào, nhưng đây tuyệt đối không phải do ông ta muốn, đáng tiếc thực quyền của ông ta thực sự quá yếu, cũng từng một lần thoái chí nản lòng, có ý muốn thoái vị xuất gia.

Nhưng trong lúc vô cùng tuyệt vọng, Lý Kỳ đột nhiên xuất hiện, còn thay mặt triều đình Tống hứa với ông ta, giúp ông ta đoạt lai quyền lực thuộc về ông ta. Ông ta không có lực chọn, thế là quyết tâm liều chết đánh cược, cho dù thế nào cũng nhất định phải đoạt lại quyền thống trị Đại Lý, ông ta tin mình nhất định có thể làm một minh quân, nhất định có thể tạo phúc cho dân chúng Đại Lý.

Lời tuyên thệ này đối với ông ta mà nói, có thể nói là đập nồi dìm thuyền, cũng có thể nói là hi vọng cuối cùng, không có bất cứ đường lui nào, vì thế ông ta nằm gai nếm mật suốt một năm, bày bố kế hoạch hoàn mỹ này, giúp ông ta chạy thoát khỏi sự khống chế của Cao thị, ông ta cũng thành công rồi.

Khi ông ta chạy ra khỏi phủ Thiện Xiển, cũng tức là Côn Minh ở hậu thế, liền không ngừng vó ngựa mà chạy đến phủ Hội Xuyên, hai vạn quân đội mà ông ta chiêu mộ đồng thời cũng tập kết ở đó.

Vừa đến phủ Hội Xuyên, ông ta lập tức dựng thẳng lá cờ Đoàn thị, thổi tù và tập kết.

Nhưng ông ta không trực tiếp đánh chiếm phủ Hội Xuyên, bởi vì phủ Hội Xuyên quá gần phủ Thiện Xiển, Cao thị lại phái trọng binh canh giữ phủ Thiện Xiển, vị trí địa lý không tốt cho nên ông ta từ lâu đã vạch kế hoạch vòng qua phủ Hội Xuyên, tiến quân phủ Kiến Xương.

Sau khi Cao thị nhận được tin này thì vẻ mặt thật sự rất buồn cười, cả ngày vẫn không ai lấy lại tinh thần được, đợi sau khi hồi phục tinh thần thì lại hoảng sợ không ngừng, lần này thật sự là thả hổ về rừng hậu hoạn vô cùng mà!

Thật ra có muốn trách cũng chỉ có thể trách Cao thị quá sơ suất. Bọn họ cho rằng trải qua kinh doanh nhiều năm như vậy, cho dù là triều đình hay là quân sự thì đều nằm trong tay bọn họ, trừ phi Đoàn thị có thể mời được thiên binh thiên tướng trợ giúp, bằng không thì không thể nào lật ngược tình thế được.

Nhưng bọn họ tuyệt đối không ngờ được, Đoàn thị đã lợi dụng quyền ngoại giao duy nhất mà thật sự mời được một viện quân giúp đỡ.

Thật ra Cao thị cũng không muốn giao lại quyền ngoại giao với Đại Tống cho Đoàn thị, nhưng Đoàn Chính Nghiêm dù sao cũng là chính thống, hơn nữa quan hệ vô cùng tốt với Tống Huy Tông, Cao thị hi vọng một mặt có thể lợi dụng Đoàn Chính Nghiêm để quan hệ tốt với Đại Tống, làm ăn với Đại Tống, thu được lợi ích, mặt khác bọn họ lại lén lút câu kết với Nam Ngô, không ngừng kiềm chế Đại Tống, không thể không nói, bàn tính như ý này của Cao thị thật sự tính rất hay, cũng đã lấy được hiệu quả không tầm thường một lần.

Trong mấy năm Đoàn Chính Nghiêm tại vị, quan hệ với Đại Tống đã đạt được tiến triển mang tính đột phá, đặc biệt là ở phương diện giao thương. Hai nước vẫn luôn duy trì qua lại mật thiết, kinh tế của Đại Lý cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều. Đương nhiên, những lợi ích đoạt được này không chút quan hệ nào tới Đoàn thị, toàn bộ đều bị Cao thị lấy đi.

Cao thị lợi dụng Đoàn Chính Nghiêm để ổn định Đại Tống, bản thân mình lại quan hệ tốt với Nam Ngô, mà đối với những quốc gia nhỏ tây nam tây bắc này lại dùng vũ lực uy hiếp, ví dụ như mấy quốc gia như Miến Điện đều phải tiến cống cho Đại Lý, dẫn đến mấy năm nay, Đại Lý không có chiến sự gì về mặt đối ngoại. Chính sách ngoại gioa này cũng giúp Cao thị có thể toàn tâm toàn ý đối nội, đây cũng là lý do vì sao mười năm gần đây, trong nội bộ Đại Lý không ngừng có phản loạn, nhưng chính quyền của Cao thị vẫn vững như Thái Sơn, mà mấy đợt phản loạn lớn đều không bệnh mà chết.

Nhưng lần này lại khác nha!

Lần này Đoàn Chính Nghiêm phát thệ, tuy Đoàn thị từ lâu đã mất đi thực quyền, nhưng dù sao cũng là chính thống, dù sao cũng là người cầm Ngọc tỷ. Ở thời cổ đại, Hoàng đế là thần trong lòng dân chúng, lần này với tạo phản thông thường có thể nói là hai chuyện khác nhau nha.

Làm không tốt thì bọn họ sẽ trở thành tặc tử phản loạn.

Càng đòi mạng chính là, cho đến khi Đoàn Chính Nghiêm phất cờ, Cao thị mới ỉnh lại từ trong giấc mộng. Trước đó Cao thị hoàn toàn chẳng hay biết gì, nghe được tin tức tiền tuyến truyền đến, không ngờ Đoàn Chính Nghiêm lại có một đội quân hai vạn người, trên dưới triều dã loạn cả lên.

Bởi vì Đoàn Chính Nghiêm đột nhiên khởi binh, lại có được sự ủng hộ của bảy bộ lạc, binh lực nhất thời tăng lên ba vạn người, đánh cho Cao thị trở tay không kịp, sĩ sĩ tăng lên, một hơi đánh lấy bảy huyện mười hai hương ở giao giới phủ Hội Xuyên và phủ Kiến Xương, thế như chẻ tre, mũi kiếm chỉ về phủ Kiến Xương.

Lúc này Tướng quốc Đại Lý là Cao Minh Thuận của Cao thị, Cao Minh Thuận cũng có thể nói đã trở thành Hoàng đế chân chính của Đại Lý. Sau khi Cao Minh Thuận biết được chuyện này thì lập tức triệu tập mọi người trong gia tộc mở hội nghị.

Bởi vì Đoàn Chính Nghiêm hét vang tiến manh, bọn họ cũng không dám chậm trễ, quyết định điều binh ở trến Thành Kỷ tiến lên. Trấn Thành Kỷ này là huyện Vĩnh Thắng ở hậu thế, là một căn cứ địa quan trọng ở phía tây bắc của Cao thị, do vậy thủ lĩnh của trấn Thành Kỷ này từ trước đến nay đều là Cao thị truyền từ đời này sang đời khác. Cao Bình ngày đó gửi một phong thư khẩn đến trấn Đại Kỷ, Cao Bình này là chất nhi của Cao Minh Thuận, bảo y nhanh chóng điều binh chi viện phủ Kiến Xương, phủ Kiến Xương này là kho lương nha, bất luận thế nào cũng không thể để mất.

Mà binh lực của trấn Thành Kỷ này đều sắp xếp ở biên giới, đặc biệt là thành Duật Tê, là trọng địa nhà binh, hơn nữa mấy ngày trước đó, Triệu Ngôn Khâm của Thổ Phiên lại bắt đầu có ý đồ với Sát Tạp Lạc, dẫn đến khi đó Cao Bình đều đóng trọng binh ở thành Duật Tê cả rồi, nào biết phía đông chưa sáng thì phía tây đã sáng rồi.

Quân đội của Triệu Ngôn Khâm tuy rằng đóng tại Mang Khang, nhưng còn chưa tiến lên bước nào thì mặt sau của phủ Kiến Xương đột nhiên báo nguy.

Lúc ấy Cao Bình cũng luống cuống, phủ Kiến Xương mà mất thì trấn Thành Kỷ cũng hoàn toàn lộ ra ngoài, liền vội vàng điều binh từ thành Duật Tê, nhưng y chỉ điều một vạn nhân mã bản bộ, không bảo các bộ lạc quanh thành Duật Tê trợ giúp, mà lệnh cho quân đội của những bộ lạc này giằng co với Triệu Ngôn Khâm, để tránh cho Triệu Ngôn Khâm thừa cơ đánh lén, cướp mất Sát Tạp Lạc.

Bọn họ sắp xếp cũng là có nguyên nhân.

Phủ Kiến Xương vô cùng quan trọng, mà những bộ lạc này luôn bằng mặt không bằng lòng với Cao thị, bởi vì sau khi Cao thị cầm quyền, ba mươi bảy bộ lạc này thỉnh thoảng lại tạo phản, làm cho Cao thị rất căm tức những bộ lạc này, thế là nghĩ hết mọi cách làm suy yếu thế lực của những bộ lạc này, xâm chiếm lãnh thổ của bọn họ, quan hệ hai bên cũng từng đóng băng.