Sau đó tôi bỏ học, nói đúng ra cả bằng cấp hai tôi còn chả có, chỉ xem như là đã tốt nghiệp tiểu học.
Ba nghìn tệ, ngoại trừ tiền phẫu thuật và thuốc men cho bà nội, vẫn còn lại bảy trăm năm mươi ba tệ, số tiền này tôi lén giữ lại
Không chỉ thu mua tiền đồng, tôi còn chạy đến nhà người khác ở các thôn lân cận để thu mua đồ sứ và đồng bạc.
Người dân quê chỉ nghĩ rằng đồng bạc đáng tiền, phần lớn không hiểu nhiều về chai lo, bát đ ĩa, đồ sứ và cũng không quá quan tâm.
Ngày ngày đọc sách xem chuyên mục giám bảo (giám định bảo vật), tôi dần dần có được một số khả năng nhìn nhận cơ bản.
Tôi dùng gia một trăm tệ thu mua một cặp bình cắm chổi lông gà màu xanh lam cuối thời nhà Thanh; dùng chưa đến hai trăm tệ thu mua mấy lọ muối nhỏ có vẽ màu hồng tranh các quý cô thời dân quốc; dùng một trăm tám mươi tệ mua ba cái bát dân gian xanh trắng giữa thời nha fThanh, đáng tiếc là ba chiếc bát này đều có hoa văn chân gà, không được bảo quản tốt, tất cả đều có những đường kẻ lớn màu đỏ.
Trước đây tôi còn cất một túi tiền đồng nhỏ, khoảng hơn hai trăm đồng, phần lớn là tiền Tống và tiền Thanh, trong đó có Quang Tự, Càn Long, Hoàng Tống, Nguyên Phong là nhiều nhất.
Những đồng tiền này có số lượng tồn dư rất nhiều, tôi biết chúng không có giá trị lắm.
Trong số đó, tôi hài lòng nhất với ba đồng Ung Chính phẩm chất rất tốt.
Tôi biết Ung Chính Thông Bảo có thể đáng giá một ít tiền, nhưng khi đó không biế cụ thể đáng giá bao nhiêu.
Sau khi mua những thứ này tổng cộng tốn hơn năm trăm tệ, tôi vẫn còn dư lại hai trăm bốn mươi tệ.
Thời điểm đó lương trung bình một tháng cũng chỉ được ba nghìn mà thôi.
Hồi đó tôi có mối qian hệ tốt với một bạn nữ cùng lớp, cô ấy đã giúp đỡ và cho tôi mượn hai chiếc vali đẩy ba mươi inch.
Tổng cộng có mười một món đồ sức và một túi tiền đồng nhỏ, tôi cẩn thận dùng chăn đệm gói và bọc lại, sợ vỡ, còn nhét rất nhiều xốp.
Cuối cùng, chứa đầy hai chiếc vali lớn và một chiếc ba lô.
Bà nội không hiểu được tôi đang làm gì, nói tôi không làm việc chính đáng, còn nói nuôi tôi uổng công
Cô lớn cũng biết chuyện này, hầu hết người trong thôn đều chỉ trỏ sau lưng tôi.
Bị khinh bỉ, bị người khác hiểu lầm và sỉ nhục, sáng hôm đó ngày mười bảy tháng chạp, tôi đã thu dọn đồ đạc và rời khỏi Mạc Hà.
Lúc đó trong đầu tôi nghĩ rằng người Bắc Kinh là giàu nhất, đồ cổ tôi sưu tầm được tất nhiên phải bán cho người Bắc Kinh.
Huống hồ tôi đã khao khát hướng tới mảnh đất truyền thuyết Phan Gia Viên từ lâu.
Từ Mạc Hà đến Bắc Kinh không có chuyến tàu đi thẳng, chỉ có thể bắt tàu đến Tây Bình trước, sau đó từ Tây Bình đến phía Tây Bắc Kinh.
Toàn bộ hành trình hơn hai nghìn cây số, phải mất hơn năm mươi giờ đồng hồ, để tiết kiệm chi phí, tôi chọn ghế ngồi cứng rẻ nhất.
Tôi mang theo hai chiếc vali đẩy lớn, sau lưng còn mang chiếc ba lô lớn, tóc bết dầu, quần áo cũng bẩn thỉu, hành khách trong ga thình thoảng chỉ chỉ trỏ trỏ và xì xào bán tán về tôi.
Trước giờ chưa từng rời nhà đi xa, đây là lần đầu tiên tôi đi tàu, hơn nữa chỉ có một thân một mình.
Sau khi mua vé trên người tôi chỉ còn lại chưa đầy một trăm tệ, nếu đồ không bán được, cả vé xe đi về tôi đều mua không nổi, chứ đừng nói đến chuyện ăn uống.
Đồ ăn trên tàu rất đắt, tôi không dám tiêu tiền, chỉ uống nước nóng được rót trong cốc mình mang theo, thực sự đói không chịu được thì tôi chỉ mua một túi bánh ma hoa với bốn tệ.
Đứa trẻ nông thôn lần đầu tiên đến Bắc Kinh, nhìn cái gì cũng thấy mới mẻ, cũng là lần đầu tiên thấy máy kiểm tra an nình trong nhà ga.
Lúc đỏ tuổi còn nhỏ, nhưng tôi không sợ người lạ, dám nói chuyện với người khác.
Tôi hỏi họ đường đi đến chợ đồ cổ Phan Gia Viên, người bán vé rất nhiệt tình, cho tôi đi tàu điện ngầm, còn chỉ cho tôi cách chuyển tuyến.
Đi tuyến chín từ Ga Tây Bắc Kinh, sau đó xuống tại cầu Lục Lý chuyển sang tuyến mười, rồi xuống tại ga Phan Gia Viên.
May mà trí nhớ của tôi không tệ, không có đi nhầm đường nhiều, khi đó đi tàu điện ngầm chỉ có hai tệ ngồi tùy ý, chỉ cần không xuống ga thì sẽ không có ai quan tâm.
Xuống ga tàu điện ngầm, trên vỉa hè đều có hố chống trượt, tôi xách túi, dùng sức kéo hai vali lớn.
Đi qua cầu Hoa Uy cuối cùng tôi cũng nhìn thấy tấm bia vàng dựng đứng ngoài cổng phía Bắc.
“Chợ đồ cổ Phan Gia Viên.”
“Cuối cùng cũng đến.”
***Được dịch và biên bởi iinatrans