Ba Lần Đi Thi Thái Tử Phi

Chương 25: Ước hẹn mai liễu (nhất)




Cuối tháng Tám, A Ly và Tạ Liên đã trao nhau lá thư cuối cùng, đầu tháng Chín Tạ Liên trở về Kiến Nghiệp. Ngày về cũng vừa kịp ngày lễ Trùng Dương (*), ngày lễ rượu hoa cúc, các danh sĩ Đông Sơn lên núi tụ hội. Mở tiệc xã giao, thuận tiện cũng dắt theo con cái trong nhà.

(*)Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

Ngày 9/9 âm lịch còn gọi là ngày “Trùng Cửu” (重九). Sở dĩ có ngày lễ này là vì trong Kinh Dịch, số 9 được xem là “số Dương” và là con số vĩnh cửu, số đẹp và giàu ý nghĩa. Thế nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày lễ “trường cửu”, vì theo âm tiếng Hoa “九九〞(ngày 9 tháng 9) đồng âm với “久久” tức có nghĩa là trường cửu trường thọ. Thế nên như đã nói ở trên, ngày lễ này là để tôn vinh và tỏ lòng kính trọng đối với các bậc cao niên và mong ước các ngài mãi trường thọ, đem lại phúc lộc thọ đức cho con cháu.

Bảo vật của Tạ gia vừa mới trưởng thành, tất nhiên là Thái Phó cũng muốn thừa dịp này, dắt Tạ Liên đến làm quen với các nhân vật có tiếng tăm trong triều đình.

A Ly ngồi giữa khuê phòng, không cách nào nhìn thấy phong thái của Tạ Liên, nhưng cũng có thể nghe được nhiều câu chuyện lý thú được truyền vào. Biết được Tạ Liên lộ diện sẽ bất phàm, trầm mẫn mạch lạt, rất được đám đông danh sĩ coi trọng, trong lòng cũng thay anh cao hứng.

Nhưng mẹ A Ly lại thấy sốt ruột thay cô —- lúc bây giờ, Tạ Liên không hẳn chỉ đơn giản là được “coi trọng” như vậy. Hiện nay cả thành Kiến Nghiệp đều loan truyền ồn ào huyên náo —— Chi Lan(*) ngọc thụ trời sinh dành cho cung đình. Thiếu niên này trăm năm khó gặp, là người trâm anh giữa bách thế muôn dân. Mười phần vẻ đẹp do trời đất tạo ra, đã có đến bảy phần ứng trên người anh ta. Đợi sau này khi anh ta trưởng thành, còn chưa biết sẽ phọc thụ phong lâm đến thế nào đâu.

(*) cỏ chi và cỏ lan (thời xưa chỉ sự cao thượng, tài đức, tình bạn tốt).

Chàng con rể như vậy, nhanh tay thì còn, chậm tay thì mất. Phải mau chóng đến bắt sống về nhà.

Chính vì vậy, hôm nay mẹ A Ly bèn ngồi bàn chuyện với cha A Ly: “Chúng ta có nên gửi đến Tạ gia một chút tin gió?”.

……….Cha A Ly vẫn rất bình tĩnh. Lúc trước, khi Hoàng hậu tỏ ý coi trọng khuê nữ của ông một cách trắng trợn, ông còn chưa thèm để trong lòng. Mà Tạ gia cái gì cũng chưa nói, làm sao mà ông có thể nghĩ đến cơ chứ?

Trong mắt ông, A Ly vẫn còn là một tiểu nha đầu ngồi trên đùi ông, mở to đôi mắt đen láy ngây thơ mà nhìn ông.

Những năm gần đây cũng không có ai đến cửa cầu hôn, nên ông cũng không ý thức được, A Ly cũng đã đến tuổi xuất giá theo chồng.

“Gửi tin gió là sao?”

Mẹ A Ly hơi ngần ngừ không biết phải nói sao, “là việc hôn nhân của con bé nhà chúng ta!”

Cha A Ly sửng sốt một lát, lập tức nghĩ tới Tạ Liên —— ầy, quả thật là chàng rể tốt, chúng ta đã bỏ công giữ chặt nó cho con bé. Con bé ……. không phải là, tiểu nha đầu đã đủ mười bốn tuổi rồi chứ!

Nhắc tới việc hôn nhân của A Ly, ông cũng lập tức nhớ tới một sự kiện “Nhị tiểu tử Vệ gia cũng đã trở lại hai ngày rồi”.

Nhất thời mẹ A Ly không thể đuổi kịp suy nghĩ của ông, “Vệ gia thì có liên quan gì?”

Cha A Ly bèn kể lại ngọn nguồn cho bà nghe “nhị tiểu tử Vệ gia rất thân thiết với thập tứ lang”. Tứ thúc của A Ly ở trong tộc xếp thứ mười bốn, “Thập tứ không có khuê nữ, đã tính xem xét trong dòng họ chọn một người có độ tuổi thích hợp gả cho nó. Trước khi rời đi đã đến gửi tin gió cho ta rồi, ta cũng đã đáp ứng —– Vệ Lang ta cũng đã xem xét, cũng không tệ. Nó lại kính trọng thập tứ như vậy, cưới khuê nữ của Vương gia về, nhất định sẽ coi như trân bảo. A Ly theo nó, sẽ không chịu ủy khuất đâu”.

Kiếp này, cha Vệ Lang vẫn chưa nói qua câu “Sẽ liên lụy cả nhà đến chết cũng không có chỗ chôn”, mà trong nhất thời mẹ A Ly cũng không liệt kê được anh ta có những tật xấu nào, chỉ có thể nói: “Trong dòng họ, xét về độ tuổi thích hợp đâu phải chỉ có mỗi A Ly. Thiếp thấy Tạ Hồ so với Vệ Sửu thì tốt hơn đó”.

Tất nhiên cha A Ly cũng chẳng thể nêu ra một tật xấu nào của Tạ Liên. Mặc dù tứ thúc A Ly không nói rõ ràng, nhưng có khi đã nhìn trúng A Ly rồi. Mà cha A Ly thì không hề muốn thất tín với ông.

Đành nói: “Tuy rằng Tạ Liên rất tốt, nhưng vị tất đã thích hợp với A Ly”.

“Vậy cứ để A Ly tự mình chọn lựa đi”. Mẹ A Ly nói: “Tốt xấu gì cũng là việc hôn nhân đại sự của nha đầu nhà mình. Dù cho chúng ta có thích ý đi nữa, cũng không bằng con bé thích”.

Cha A Ly nghĩ nghĩ, quả thật cũng để ý đến tâm ý con gái. Nếu chỉ vì không để thất tín với tứ thúc A Ly, mà đem A Ly gả cho Vệ Lang. Có khi sẽ lầm lỡ cả đời A Ly, chẳng khác nào gây ra nghiệp chướng. Chỉ sợ đến lúc đó, mẹ A Ly cũng sẽ không để yên cho mình.

Đành nói: “Việc này ta sẽ tìm cách”.

Cha A Ly không hề cổ hủ.

Mẹ A Ly lớn hơn ông hai tuổi. Ngày xưa, khi ông vẫn còn là một thiếu niên tuổi mười ba, đã để ý đến mẹ A Ly.

Phụ thân mẹ A Ly là danh thần trong triều đình, ưa thích dìu dắt vãn bối, nên cũng có nhiều thượng khách. Nhân đó cũng có giao hảo tốt với Vương gia, thường xuyên để con cháu Vương gia sang chơi. Cha A Ly nói năng chất phác, không phải là người xuất sắc nhất, quay về tộc đều bị đánh giá thấp hơn, mà mỗi khi về tộc đều phải lộ diện.

Con cháu Vương gia đều được xưng là “rực rỡ muôn màu”, Si Thái Úy cũng muốn xem xét trong Vương gia để chọn một đứa rể hiền, nhưng nhìn sang người này thấy tốt, mà nhìn người kia cũng tốt, mãi cũng không ra được chủ ý. Đến một ngày nọ, mở yến tiệc gặp mặt, trên các chỗ ngồi đều là những thiếu niên tài tuấn, nên hào sảng vui đùa vỗ vào chỗ ngồi bên cạnh mình, nói: “Nhà của ta có một khuê nữ, tính tình trầm ổn, là nhân tài tương lai. Ta muốn tuyển một chàng rể tốt cho con bé, trong số các ngươi, ai dám ngồi vào chỗ bên cạnh ta, ta liền gã khuê nữ cho người đó”.

Mọi người còn chưa kịp phục hồi lại tinh thần, Vương Thản đã đi từng bước chậm rãi ngại ngùng gạt mọi người ra rồi tiến về phía trước, đặt mông ngồi vào chỗ của mình. Không đứng dậy nữa.

Si Thái Úy hết hồn: “Này…… Ngươi——-“.

Vương Thản nghiêm túc tự giới thiệu, “học trò là Vương Thản, chính là người mà ngài đang chọn lựa!”.

Si Thái Úy: “Ngươi còn nhỏ quá, khuê nữ nhà ta lớn hơn ngươi hai tuổi đó”.

Vương Thản cướp được lão bà, đang kích động khí huyết trào dâng, trong chốc lát nói chuyện lưu loát hẳn ra “Học trò nghe nói, tài năng thì không so đo tuổi tác, chí khí cũng không so đo tuổi tác. Tuy rằng học trò vẫn còn trẻ, nhưng ngực có hoài bão, tâm có chí hướng, làm việc có nguyên tắc, có thể yên tâm phó thác việc chung thân!”.

Si Thái Úy thực sự đã bị ông chọc cười. Suy nghĩ một phen, thằng nhóc này những chuyện khác thì không nói, nhưng lại có thái độ làm việc gì cũng tính toán chu toàn, làm người khác có muốn bắt bẻ cũng không được —– mà nó cũng đã xông lên giành lấy chỗ ngồi, cũng phải quyết định thật nhanh mới được.

Sau đó không nói thêm gì nữa. Khảo tra ông non nửa năm, rốt cục mới chịu đem khuê nữ hứa gả cho ông.

Bởi vậy mới nói, mẹ A Ly chính là do cha A Ly nỗ lực ra tay mới đoạt được.

Cha A Ly cảm thấy, nếu muốn cho A Ly chọn, cũng đừng chọn trúng gia đình quá nhỏ. Không ngại bắt chước Hạ Thái Sơn đại nhân, chọn toàn những thiếu niên đáng tin cậy, lại chưa có hôn phối mời hết đến.

Nếu khuê nữ thực sự chọn ra được một con rể cũng hạp ý ông, bảo ông phải đến nhà người ta cầu hôn, cũng không có gì là không thể.

Chính vì vậy, cha A Ly bố trí yến hội ngay tại nhà mình. Đem danh thiếp rãi đều cho từng tên thiếu niên mà bình thường ông đã nhìn trúng.

Xưa nay Vương Thản luôn có danh tiếng, chính vì thế giao thiệp cũng rộng rãi.

Mọi người đều biết rằng, người nọ chính là một trong số ít những trọng thần trong triều đình, có thể tự mình giải quyết triệt để những công việc vặt ngày thường, người khác đều sẽ nuôi một đám phụ tá, tổng số bọn họ đều không bằng một phần năng lực của ông. Cũng có vài người tương tự, nuôi phụ tá khắp nơi để có thể nhàn hạ thăm núi ngắm sông, cùng các danh sĩ, các thiếu niên giao du yến ẩm. Trước cửa nhà Vương Thản lui tới lại toàn là những triều thần, nói cũng toàn là chuyện quốc gia đại sự. Ngoại trừ các ngày lễ trọng yếu, hoặc là Thái Phó mời mọc, những trường hợp giao tiếp khác ông đều không tham dự.

Vậy mà lần này lại mời một đám thiếu niên tài tuấn gặp nhau, thật sự đã làm cho những người nhận được giấy mời thụ sủng nhược kinh.

Thế nên mới nảy sinh tư tưởng, Vương gia có nhiều khuê nữ đến thế. Lần này mà có biểu hiện tốt, không chừng sẽ được tuyển vào làm con rể cưng. Cùng nhà Lang Gia Vương kết thân, dù cho không tính là vinh hiển, cũng tuyệt đối chính là mang vinh dự to lớn.

Nên càng nóng lòng muốn thử sức.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, cả thành đều nghị luận về buổi yến tiệc chiêu đãi lần này. Người nhận được thiệp mời đều mặt tươi như hoa, không nhận được cũng cố gắng không hé ra nửa lời.

Vệ Lang quay về, gặp ngay cái chuyện trọng đại này.

Tạ Liên và Vệ Lang, tất nhiên là hai người được nhận thiệp mời sớm nhất.

Trong lòng Tạ Liên đã hiểu rõ, yến hội lần này đến tám chín phần là để thăm dò trước, để cho A Ly tự mình tìm chú rể. Nên không nói nhiều lời, chỉ yên lặng chuẩn bị.

Vệ Lang mặc dù rõ ràng vô tâm, nhưng cũng rất thông minh. Động não một chút liền hiểu thấu —- chỉ e có người sẽ cản đường Tạ Liên, nhân dịp Vương Thản chọn con rể lần này. Nên hơi có tâm trạng vui sướng khi người gặp họa, rất muốn đến trước mặt Tạ Liên khuấy động một phen.

——– Tạ Liên ngay cả đồng tâm kết của người ta đều đã nhận được, vậy mà cuối cùng lại chưa thu phục được phụ huynh nhà người ta. Thật sự là rất khôi hài.

………. Thằng nhóc này đoán đi đoán lại một hồi, lại không hề nghờ rằng người chắn đường Tạ Liên chính là mình.

Tư Mã Dục tất nhiên nằm trong nhóm người không thu được thiệp mời.

Anh chàng này cũng vừa đủ thông minh, để hiểu rằng Vương Thản mở yến hội là muốn tuyển con rể. Nhưng anh lại cảm thấy nghiêm trọng, chính là vì mình không nhận được thiệp mời.

Anh mất bao công phu cũng như khí lực để lấy lòng Vương Thản, mà về phía Vương Diễm cũng không thiếu nịnh nọt. Cha và huynh (đệ) đều đã thu phục hết, ít ra cũng nên ban cho một cơ hội chứ, để cho anh và Tạ Liên có một cơ hội cạnh tranh công bằng.

Anh chàng này ngày đêm mong mỏi. Mỗi khi Vương Diễm sơ hở một chút, anh sẽ theo dõi chòng chọc, chỉ sợ sẽ bỏ lỡ thời cơ mà Vương Diễm lấy thiệp mời trong người ra phát cho người ta.

Anh cũng đã dọ hỏi qua, người mà Vương Thản mời đều là mười lăm mười sáu tuổi, xuất thân danh môn, cùng Vương gia có giao tình con cháu —– Tư Mã Dục cảm thấy mỗi một hạng mục bản thân mình đều phù hợp. Vậy mà anh không nhận được thiệp mời nào, sao không ai chịu để ý đến!

Thời gian đếm ngược từ mười ngày, tám ngày, năm ngày.

Tư Mã Dục đứng ngồi không yên, bèn tạo ra một cơ hội ngẫu nhiên gặp Vương Thản, cười giả lả tiến đến chào hỏi. Nói bóng nói gió: “Nghe nói công chính đại nhân vào ngày mồng một có mời khách? Không biết dạng tài tuấn nào mới có khả năng trở thành khách mời trong số đó. Tiểu Vương rất là tò mò”.

Vương Thản tỏ vẻ sợ hãi: “Làm phiền điện hạ quan tâm rồi”.

Tư Mã Dục hài lòng. Anh cảm thấy Vương Thản đã nghe và hiểu ngụ ý của chính mình. Vì thế tràn đầy tự tin trở về chờ đợi.

Thời gian lại tiếp tục thôi đưa, còn năm ngày, ba ngày…….. một ngày.

Tư Mã Dục: ……..

Cuối cùng anh đã hiểu ra, người này ngay từ đầu đã không hề có ý mời anh!

Ngày ba mươi tháng chín, Vương Diễm đứng ở hẻm ô y đón chào khách vào trong nhà.

Từ sáng sớm, mẹ A Ly đã gọi cô đến chính phòng, giúp cô sửa sang lại vạt áo, cẩn thận dặn dò “Lát nữa ở gian ngoài khai yến, con hãy ngồi ở trong phòng mà nhìn. Nhìn trúng người nào, thì nói ngay với a nương, a nương sẽ thay con xem xét cặn kẽ”.

A Ly: không lẽ đây chính là xem mắt trong truyền thuyết, eo ôi …… “Thích người nào, tùy ý chọn người đó!?!”.

Cha mẹ cô quả thực quá tiến bộ đi TT___TT

Nếu từ đầu mà biết mình dễ dàng chọn lựa như thế này, cô cóc cần suy nghĩ nhiều chi cho mệt óc.

Bỗng nhiên bắt gặp mẹ cô đang đánh giá kỹ ánh mắt của mình, mặt A Ly hơi hơi đỏ hồng “A Ly biết rồi”.

Mẹ A Ly vẫn luôn vừa ý Tạ Liên, bèn vừa cười vừa thăm dò cô “Trong lòng con đã để ý ai chưa đó?”.

A Ly nghĩ nghĩ ——- nếu ngay cả đối diện với mẹ cô để nói ra suy tính trong lòng mà mình còn không làm được, thì sống để làm gì nữa chứ. Nên mới nói: “trong lòng nữ nhi …… để ý tới”, cô dừng lại một lát, nhất thời có chút mờ mịt “——– là kiểu người như Tạ Thái Phó vậy đó”.

…….. Cô vẫn chưa thể nói ra câu: “Con thích Tạ Liên”.

Mẹ A Ly cũng yên tâm, cười nói: “Như thế, con cũng nên xem cẩn thận hơn”.

Ở gian ngoài đã đến không ít người.

Không biết là đã xảy ra chuyện gì, trong nhất thời những tiếng ồn ào cũng đều đè nén xuống, dùng từ chính xác là lặng yên không một tiếng động.

Vào lúc nhiều người như vậy, loại yên tĩnh kiềm nén này rất khiến người ta bất an. Trong ngực A Ly hơi bồn chồn. Tim đập dồn dập, chỉ cảm thấy huyết khí đang sôi sục.

Mẹ A Ly đứng dậy đi ra ngoài xem xét, một lát sau trở về, sai người đi nói: “Trước tiên qua nhìn xem Lão Thái Thái thử, sau đó hãy gọi người sang đây”.

A Ly vội vàng đứng dậy đi ra hóng gió.

Mùa thu Giang Nam tới không nhanh không chậm. Cỏ cây không héo tàn, lá cũng không rụng, trời ấm áp mà kéo dài, gió cũng mơn man chậm rì thổi tới. Đã là tháng 10 cuối thu, cũng chưa thấy nhiều hơi lạnh.

Ngày hôm nay trời hơi se lạnh, gió mang theo hơi nước. Hoa cúc nở rộ đầy sân, nhẹ nhàng đưa hương bay trong không khí, như thấm vào lòng người.

A Ly bước ra ngoài, giọng nói hơi tắc nghẹn và cảm giác buồn bực trong ngực rốt cục đã tiêu tán.

Cô vung tay lên, phân phó nha đầu đứng phía sau, người thì ở chính viện chờ tin tức, người thì đi theo hầu hạ, còn lại trở về phòng thu xếp một số việc.

Cuối cùng chỉ mang theo một người hầu, đi về con đường phía Tây thư phòng Vương Diễm. Mới chỉ xuyên qua một đạo cửa nách, đã thấy một bóng người đứng trước nhà dưới tàng cây hoa quế. Tuy chỉ là bóng dáng, lại vô cùng siêu dật xuất trần. khí chất kia vừa thanh cao lại vừa mạnh mẽ, khiến người ta muốn mù lòa cả hai mắt.

Nhất thời A Ly ngắm nhìn đến ngây người.

Người nọ ước chừng nhận ra có người đang nhìn mình, liền quay đầu lại. Nhìn thấy A Ly, mặt mày tươi roi rói cười rộ lên. Đôi mắt kia sáng trong linh lợi như ánh sao. Ngực A Ly nảy lên một cái.

—– thiếu niên này, từ nhỏ đã phong trần tuyệt mỹ, đến Giang Bắc tôi luyện hai năm, lại càng tỏa ra hào quang tuấn lãng bức người.

Hết chương 25.