Cuộc sống là một bức tranh. Cuộc đời mỗi con người chỉ là một mảnh ghép. Các mảnh ghép có những mối quan hệ nhất định để tạo ra những mảng vẽ riêng biệt trước khi hòa mình vào bức tranh chung. Rất tiếc dù có cố gắng liên kết các mành ghép tương quan chúng ta cũng không thể khám phá toàn bộ những tiềm ẩn từ bức tranh tổng thể. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn. Hoặc phớt lờ các mảnh ghép xung quanh, chấp nhận không biết gì hoặc nếu biết thì cũng cho rằng mình không biết. Hoặc liên kết các mảnh ghép xung quanh, bỏ ra rất nhiều thời gian công sức để đi tìm kiếm các mối tương quan, lắp ráp các sự kiện tưởng như chẳng hề có chút liên quan thành một xâu chuỗi logic. Nhưng để làm gì, một mảnh ghép chẳng thể vươn xa hơn khi các móc nối của nó được kết chặt bao vây bởi những mảnh ghép khác. Nó thậm chí còn không thể nhìn thấy mảnh ghép bên cạnh mảnh ghép của nó. Một lựa chọn khác là mảnh ghép, không còn là mảnh ghép, nó sẽ thoát khỏi bức tranh khi đó nó sẽ nhìn thấy toàn cảnh. Nhưng làm sao mảnh ghép thay đổi được bản thân mình. Cầu chăng là cõi siêu linh cực lạc nơi con người có thể đứng từ trên cao nhìn xuống biết được mọi chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai. Điều đó cũng chưa biết có thật không.
Doanh Nghi, biết hay giả vờ không biết? Hay biết rồi mà không dám thừa nhận. Cô chọn cách lẩn trốn cũng vì không dám đối mặt và cũng chẳng biết phải đối mặt thế nào. Tự lại chọn cho mình một cách khác. Anh thu thập thông tin từ những mảnh ghép lân cận, hoặc cách xa nhưng có những mối tương quan nhất định với mình. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy, thấy rồi không bằng trải nghiệm và cảm nhận. Nên có thể cách nhìn về bức tranh của anh cũng chỉ là phiến diện, chủ quan. Nhưng điều đó không quan trọng, chúng ta chỉ cần nhìn bức tranh cuộc sống theo cách của mình, theo cách mà mình thấy phù họp và thoải mái nhất là sẽ có một cuộc sống như mong muốn.