Ngày đầu tiên Giang Tử Khâm đến ở nhà anh, Kha Ngạn Tịch dẫn cô đi ăn sáng tai tiệm Đào nhiên Xuân. Đây là tiệm ăn sángngon nhất ở Hàn Phủ, một nhà hàng có lịch sử trăm năm nức tiếng gần xa.
Với họ, timd được nhà hàng trứ danh này không dễ. Kha Ngạn Tịch biết chắc nó ở con phố đó, nhưng chính xác ở đâu thì lại chịu. Anh thực sự bó tay trước nhan nhản những tấm biển hiệu. Cuối cùng chính Giang Tử Khâm chỉ vào một tòa kiến trúc cổ kính, nói nhỏ: “ Ngạn Tịch, nhất định là nhà hàng này.”
Cô thân thiết gọi anh bằng tên. Một cô bé hơn mười tuổi thản nhiên gọi anh là Ngạn Tịch, không những thế, thâm tâm còn muốn một ngày nào đó lấy anh làm chồng. Điều này làm anh thấy ngượng, ngượng vô cùng, nhưng cô quá bướng, nhất định không chịu gọi bằng anh, kể cả cái tên Na uy của anh mà anh cũng nhược bộ cho phép cô gọi - Max.
Trong giọng nói ngọt ngào đó, Kha Ngạn Tịch dừng xe, bên tai vẫn còn âm vang tiếng cô bé gọi tên mình. Mãi đến khi rút chìa khóa xe, mới nghiêng đầu nhìn cô hỏi: “ Sao em biết?”
“À, em nhận ra chữ Xuân.” Miệng Giang Tử Khâm rất nhỏ, chỉ những lúc cười to mới để lộ hàm răng trắng muốt, cho nên lúc này lộ ra hai cái xoáy độc đáo ở khóe miệng, đầy ngạc nhiên: “Anh hoàn toàn không biết, nhưng lại tin em?!”
“Đương nhiên rồi, anh nên tin ai?” Anh cúi xuống cởi dây an toàn cho cô. Buổi sáng, anh đã bảo người đưa quần áo đến nhưng không biết số đo, cho nên cô mặc rộng thùng thình. Lúc mở cửa xe, anh bảo: “ Lát nữa ăn xong, anh đưa em đi mua quần áo.”
Giang Tử Khâm sung sướng nhảy lên: “Thật à? Em lớn ngần này mà chưa bao giờ có quần áo của mình, toàn đồ cũ của cô đã sửa lại, đầu tiên là cho con cô mặc, sau đó đến lượt em. Anh sẽ mua quần áo mới cho em thật chứ? Oa, cảm ơn anh, Ngạn Tịch!”
Tiếng reo lảnh lót đó, làm trái tim bọc trong băng giá bấy lâu của anh, một lần nữa rung lên. (Các b đang đọc tr do lucky post) Người ta bảo, khi tham vọng không được thỏa mãn, hoặc chán ghét cuộc sống bạn hãy nghĩ đến những người tàn tật bị mất chân, tay. Trước đây anh hoàn toàn không có ý niệm gì về câu nói đó, cho đến khi chứng kiến cô bé trước mặt nhảy quớ reo vui, chỉ vì một bộ quần áo.
Vậy thì, cớ sao suốt ngày anh u uất? Đột nhiên, cảm thấy, mình thật ấu trĩ đến thế, những cảm xúc nảy nở đủ đầy, giờ nhìn lại chẳng khác nào không có bệnh mà rên.
Lần đầu tiên Giang Tử Khâm có bộ váy, tất, giày của riêng mình, hớn hở đứng trước gương xoay mấy vòng.
Kha Ngạn Tịch một tay đeo lỉnh kỉnh túi lớn, túi nhỏ, một tay nắm bàn tay mềm bé nhỏ của Giang Tử Khâm. Anh còn muốn mua nữa, nhưng cô không chịu. Cô hăm hở, cúi đầu kéo anh đi, mồ hôi lấm tấm trên trán.
“Anh cảm thấy như đang đi dạo với một con chó nhỏ.” Lần đầu tiên Kha Ngạn Tịch nói đùa.
Giang Tử Khâm đột nhiên dừng lại, quay nhìn anh, lại lập tức cụp mắt, hỏi: “ Ngạn Tịch, anh ghét em rồi hả?” Cô đi đến, định xách bớt đồ cho anh.
Kha Ngạn Tịch xua tay, cười ha hả: “Không, Tiểu Man, em nên biết anh là người bảo vệ động vật.”
Giang Tử Khâm ngẩng đầu, lo lắng: “Vậy phải làm sao? Em không phải là chó con.”
“Anh không nói thích chó, anh thích thỏ cơ.” Anh cảm thấy trêu cô rất vui,nháy mắt với cô, “Em chính là thỏ con của anh!”
“Ngạn Tịch!” Giang Tử Khâm gãi đầu, mặt mũi nhăn nhó, lo lắng: “Vậy anh định cho em ăn cỏ à?”
Nhìn bộ dạng khổ sở của cô bé, anh không nhịn được cười, ôm bụng cười ngặt nghẽo, mấy cái túi trong tay rơi xuống, đồ đạc đổ tung trên đất. Giang Tử Khâm càng nhăn nhó, cảm thấy rất tủi thân, rõ ràng mình có ăn nhiều đâu, chỉ lo sau này...càng phải ăn ít hơn.
Hai người về nhà, mang đồ vào phòng, Kha Ngạn Tịch cúi xuống hỏi cô: “Bây giừo anh có việc phải ra ngoài một lát, em ngoan ngoãn ở nhà đợi anh, được không?”
Giang Tử Khâm lắc đầu nguầy nguậy, có vẻ hơi hoảng, nhưng ngay sau đó mắt chợt lóe lại khẽ gật đầu.
Từ bé phải sống nương nhờ người khác, là đứa trẻ nhạy cảm, cô đã sớm biết quan sát sắc mặt người khác, không được theo ý mình, tất cả đều phải nhìn sắc mặt người khác mà làm. Hồi sống ở nhà bà cô, Giang Tử Khâm rất ít nói, bảo gì làm đấy, dù thâm tâm không thích. Cô lờ mờ hiểu, nếu không nghe lời sẽ bị đuổi, bởi cô không phải là con đẻ của họ, mồ côi, bơ vơ lạc đến đây, thấp kém hơn bất cứ ai.
Có lần cậu em họ năn nỉ đòi đưa ra ngoài chơi, Giang Tử Khâm không dám đưa nó đi vì sợ bị cô chú mắng, thằng bé dỗi, gào khóc, đập vỡ một cái bát. Mặc dù bà cô dứng ngoài cửa bếp nhìn thấy hết, nhưng vẫn nhảy vào tát cô một cái nảy đom đóm mắt.
Còn cô chỉ biết co rúm chui vào một xó, không dám nói lại, không dám ngẩng đầu. Cô ruột còn như thế, huống hồ Kha Ngạn Tịch không phải thân thích gì, chỉ thương hại nhặt cô ở ngoài đường đem vê. Cô biết mình không thể đòi hỏi quá nhiều, dù lòng đau như cào như xé, vẫn phải tỏ ra ngoan ngoãn, biết điều, khé ngước đôi mắt long lanh nhìn anh rụt rè nói: “Anh có thể về sớm được không?”
Kha Ngạn Tịch nhận ra sự bất thường trong thái độ của cô, nghĩ một lát, giơ tay vuốt mái tóc mềm của cô, “Thế này vậy, muốn anh đưa đi cùng cũng được nhưng em phải hứa không được khóc, không được làm ồn, đồng ý không?”
Tim nảy lên, Giang Tử Khâm ngảng phắt đầu, khuôn mặt nhỏ nhắn ửng hồng, “Thật chứ, anh có thể đưa em đi cùng hả? Tốt quá em sẽ nghe lời anh!”
“Chúng ta thỏa thuận thế nhé! Chuyện coi như bàn xong, nếu trên đưognf đi em lại gây sự, anh sẽ phạt.” Anh nhíu mắt, cau mày nhìn cô, giả bộ dữ tợn, nhưng khóe miệng lại nhênh nhếch như cười.
Giang Tử Khâm hốt hoảng, trợn mắt, hỏi: “Anh định vứt em đi hay sao?”
Anh không giữ được bộ mặt nghiêm nghị nữa, bật cười, “Không bao giờ, nhưng anh sẽ bắt em nhịn bữa tối, một mẩu bánh cũng không cho ăn.”
“Thế thì được!” Giang Tử Khâm vỗ vỗ ngực mình. Chỉ cần anh không vứt bỏ cô, dù phải nhịn đến mười bữa tối cũng không hề gì. Cô nép vào anh, anh bế bổng cô lên, hai người cụm trán nhau, cười khúc khích.
Giang Tử Khâm không ngờ nơi Kha Ngạn Tịch đưa cô đến lại là nhà tang lễ. Một căn phòng rất rộng chất đầy những vòng hoa, mọi người đứng vây quanh chiếc quan tài bằng gỗ hồng mộc, một người đàn ông tóc bạc trắng, mặt cứng đơ, mắt nhắm nghiền nằm giữa thảm hoa.
Đó là người chết, Giang Tử Khâm đương nhiên biết điều này. Cô đứng sát vào Kha Ngạn Tịch, hai tay bám chặt đùi anh, khuôn mặt nhỏ bé áp vào chiếc quần bó của anh, môi trắng bệch, run run.
Kha Ngạn Tịch thấy vậy, cúi xuống bế cô lên, thì thầm: “Tiểu Man, đừng sợ!”
Cô vòng tay ôm chặt cổ anh, chúi mặt vào vai anh, “Ngạn Tịch, em không sợ!”
“Tốt, Tiểu Man dũng cảm lắm, lát nữa xong anh đưa đi ăn món gì thật ngon nha.”
“Vâng,” Cơ thể ấm áp của anh như một tấm khăn choàng vừa bọc kín cô, vừa ngăn cách cô với thế giới bên ngoài. Cô đã yên tâm trở lại, áp má vào mặt anh, lát sau mới hỏi: “Ngạn Tịch, đó là ai vậy?”
Lần này Kha Ngạn Tịch không trả lời.
Lễ truy điệu cũng nhanh chóng kết thúc. Nhân viên nhà tang lễ tiến ra làm nhiệm vụ, đưa quan tài đi. Kha Ngạn Tịch biết, họ đưa đến đài hóa thân. Anh bế Giang Tử Khâm đi theo mọi người. Đến nghĩa trang, khi phiến đá nắp huyệt được đậy lại, anh để cô bé xuống, lặng lẽ đứng sau đám đông, cúi gập người hành lễ.
Dưới bóng tùng xanh ngắt, cha anh sẽ yên giấc ngàn thu.
Suốt hai mươi năm lưu lạc, anh chỉ có thể nhìn khuôn mặt của cha qua tấm ảnh, những lần chơi với bạn, khi chúng bạn vẫy tay hớn hở gọi ba, thì anh chỉ có thể kéo tay vú nuôi chạy thật nhanh về nhà. Mẹ chia tay với ba ngay trong tháng đầu tiên sau khi sinh anh, mang theo đứa con trai và một nửa gia tài, vượt trùng khơi sang đất nước Nauy lạnh giá.
Anh từng oán trách, từng không hiểu, đắm mình trong thế giới hội họa, cũng chỉ khi ở giữa những mảng màu sáng tối hư hư thực thực đó, trái tim chơi vơi của anh mới tìm được bến đậu cuối cùng.
Trước đêm hôm tình cờ gặp Giang Tử Khâm, anh bị mẹ đuổi khỏi Nauy, mang một đống hành lý trở về nước. Ba anh ốm nặng, đang hấp hối. Lúc anh đến được bệnh viện thì chỉ còn nhìn thấy một thi thể phủ vải trắng, khuôn mặt suốt hai mươi năm anh luôn mong được gặp, vậy là vĩnh viễn đóng khung trong bức họa như vậy.
Chưa kịp đau buồn, anh đã phải đối mặt với bước ngoặt lớn nhất trong đời, anh không muốn từ bỏ đam mê yêu hội họa dấn thân vào thương trường, nhưng người mẹ cứng rắn tiếp tục dùng cái chết để ép buộc anh, bà nói, hoặc là đoạt lại cơ nghiệp họ Kha, hoặc là giương mắt nhìn bà sầu héo mà chết. Bà buông những lời khắc nghiệt như vậy chỉ vì không muốn thua người tình sau này của ba anh.
Kha Ngạn Tịch thấy buồn cười, cảm giác mình chẳng khác gì con rối, luôn bị giật dây làm theo ý ngừoi khác, diễn những màn kịch không thuộc về mình. Có thể nhu vậy cũng chẳng có gì không tốt, có thể anh sẽ có rất nhiều tiền, có thể mua tất cả những thứ gì anh cần hoặc không cần. Nhưng đó có phải là điều anh mong muốn không? Chính anh cũng không biết.
Giang Tử Khâm mặc chiếc váy liền màu đen, đội mũ nhỏ cũng màu đen, mang găng tay bằng tơ, khẽ kéo tay anh: “Ngạn Tịch, chúng ta đi được chưa?”
Kha Ngạn Tịch lòng nặng trĩu, bỗng sực tỉnh,cúi nhìn, thấy khuôn mặt đỏ ửng của Giang Tử Khâm, anh lại ngồi xuống, nhìn thẳng vào cô. Giang Tử Khâm rất nóng, mồ hôi túa trên mép, anh cởi mũ, dùng găng tay, lau mồ hôi cho cô, “Đi thôi!”
“Ngạn Tịch, người đó rốt cuộc là ai?” Cô bé vẫn không quên câu hỏi lúc trước.
Kha Ngạn Tịch ngập ngừng một chút, mới trả lời, “Là ba anh.”
Giang Tử Khâm nhìn anh không chớp, rồi khe khẽ thở dài. Khi anh đang chuẩn bị nghe cô an ủi thì cô nhào tới, ôm chặt anh.
“Ngạn Tịch, anh không có ba, em cũng không có ba.” Cô nói nhẹ nhàng như tình cờ gặp người quen trên đường, “Nhưng anh có em, em cũng có anh, cho nên đừng đau buồn.”
Kha Ngạn Tịch ngẩn người, rồi dặt tay lên vai cô, mỉm cười, giọng hơi cao vẻ châm biếm, “Tiểu Man, em nhầm rồi, anh không hề buồn.”
“Thật không? Nhưng mắt anh rất đỏ.”
Ai bảo lời con trẻ không vô tư? Hôm qua, cô là con thỏ bé của anh, bây giờ anh biến thành con thỏ lớn của cô. Thế giới này, xem chừng có vẻ bất công, thực ra rất công bằng.