Anna Karenina

Quyển 1 - Chương 23




"ừ, trong con người mình có cái gì gớm ghiếc, Levin nghĩ vậy khi ở nhà Serbatxki bước ra để đi bộ về nhà ông anh. Ai nấy đều không ưa mình. Người ta bảo tại mình kiêu căng. Thế nhưng mình có kiêu căng đâu. Nếu kiêu căng, mình đó chẳng lâm vào tình thế này". Và chàng hình dung thấy Vronxki sung sướng, hồn hậu, thông minh và bình thản, con người chắc chắn không bao giờ lâm vào cái thế khủng khiếp như chàng tối nay. "Đúng, nàng chọn anh ta là phải. Điều đó là tất yếu, và mình chả nên phàn nàn về điều gì hoặc về ai cả. Chính mình là kẻ có lỗi. Mình lấy quyền gì mà cho rằng nàng ưng gắn bó cuộc đời với mình? Mình là ai? Mình là gì? Một anh chàng không đáng kể, không cần thiết cho ai hết". Chàng nghĩ đến ông anh Nicolai và vui mừng vì đó nhớ đến anh. "Anh ấy đó chẳng có lý khi nói tất cả mọi thứ trên trái đất này đều xấu xa, bỉ ổi đó sao? Có lẽ ta đó không công bằng khi phê phán anh Nicolai. Tất nhiên, theo quan điểm Procov, chỉ thấy anh ấy say rượu với chiếc áo choàng lông rách bươm trên mình, thì anh ấy là kẻ đáng khinh; nhưng mình, mình lại nhìn anh ấy khác. Mình hiểu tâm hồn anh ấy và biết hai anh em mình giống nhau. Thế mà đáng lẽ đi tìm anh ấy, mình lại đi ăn hiệu và mò đến đây!".

Levin lại gần một cột đèn lồng để đọc địa chỉ ông anh vẫn để trong ví, và gọi xe ngựa. Trên chặng đường khá dài, chàng ôn lại rõ ràng tất cả những biến cố chàng được biết trong cuộc đời Nicolai. Chàng nhớ lại khi ở Đại học và suốt năm sau đó, anh ấy đó sống như thầy tu, tuân theo từng li từng tí mọi luật lệ tôn giáo, mặc cho bạn bè chế giễu: đi lễ, ăn chay, xa lánh các thú vui và nhất là đàn bà; thế rồi bỗng nhiên, anh ấy bỏ tất, giao du với những kẻ hèn hạ nhất và lao mình vào cuộc trác táng đáng hổ thẹn. Rồi chàng lại nhớ đến chuyện thằng bé anh ấy đưa từ nông thôn ra để nuôi dạy nhưng lại đánh nó tàn nhẫn trong một cơn giận dữ, đến nỗi bị kiện về tội ngược đói. Tiếp đến thời kỳ lừa đảo, anh ta đó đưa cho ai đấy một lá hối phiếu để trả nợ thua bạc, rồi lại đệ đơn kiện họ về tội lường gạt (chính Xergei Ivanovitr vừa phải trả món tiền ấy). Anh ta đó phải nhốt một đêm ở bót vì tội nửa đêm làm ầm ĩ. Anh ta phát đơn kiện kết tội ông anh Xergei Ivanovitr là đó chiếm đoạt phần gia tài do mẹ để lại cho mình.

Cuối cùng, anh ta xin được một chỗ làm ở một tỉnh miền Tây và bị truy tố vì tội đánh thượng cấp... Tất cả chuyện ấy thật bỉ ổi, tuy nhiên Levin thấy nó không đến nỗi xấu xa như đối với những ai không hiểu Nicolai, không hiểu thấy đáy lòng và không rõ hết chuyện anh ta.

Levin nhớ lại khi Nicolai còn đang ở thời kỳ sùng đạo ăn chay, hay lui tới nhà thờ, tu viện và tìm trong tôn giáo một sức kiềm chế dục vọng, chẳng những không ai ủng hộ anh ta mà trái lại, mọi người và ngay cả chàng đều chế giễu. Người ta trêu chọc, gọi anh ta là Nôê 1, "thầy tu"; và khi anh sa ngó thì không ai cứu vớt, mọi người đều quay mặt đi một cách kinh sợ và ghê tởm.

Levin cảm thấy ông anh Nicolai của mình, mặc dầu đó sống không xứng đáng, trong tâm hồn sâu kín vẫn không lầm lỗi gì hơn những kẻ đó khinh ghét ông. Đâu phải lỗi tại ông nếu ông sinh ra với tính nết bất trị và trí tuệ nông cạn. Ông ta bao giờ cũng mong thành người tốt.

"Mình sẽ nói với anh ấy tất cả những điều chứa chất trong lòng, mình sẽ bắt anh ấy phải thổ lộ hết với mình, và mình sẽ tỏ cho anh ấy biết mình yêu anh ấy, và, do đó, hiểu rõ anh ấy". Levin quyết định như thế.

Vào hồi mười một giờ đêm, chàng tới trước cửa khách sạn ghi trong địa chỉ.

- ở trên gác, số buồng 12 và 13, - người gác cổng trả lời.

- Ông ấy có nhà không?

- Có lẽ có.

Cửa buồng số 12 hé mở, và từ trong bay ra một làn khói dày đặc của thứ thuốc lá rẻ tiền; một giọng nói không quen vang lên nhưng Levin biết ngay anh chàng có nhà: chàng vừa nghe thấy ông ta ho.

Khi chàng bước vào, tiếng người lạ nói:

- Mọi chuyện còn tuỳ ở chỗ ta điều khiển công việc có nghiêm túc hay không.

Conxtantin Levin liếc nhìn vào buồng và thấy người đang nói là một chàng trai trẻ mặc áo gi lê kiểu nông dân, đầu đội mũ vải to tướng; một thiếu phụ mặt rỗ hoa, mặc áo dài len không có cổ, không có tay, đang ngồi trên đi văng. Không thấy anh chàng đâu. Lòng Conxtantin se lại khi nghĩ tới cái môi trường kỳ quái trong đó anh mình đang sống. Không ai nghe thấy chàng vào, và Conxtantin vừa tháo giày cao su, vừa lắng nghe người mặc áo gi lê nói.

Anh ta đang bàn công việc.

- Quỷ bắt những tầng lớp có đặc quyền đặc lợi đi! - có tiếng anh trai chàng nói, khi ho xong. - Masa, kiếm cho chúng tôi cái gì ăn và xem có rượu thì lấy ra; nếu không thì đi mua.

Người đàn bà đứng dậy, đi qua sau vách ngăn và thấy Conxtantin.

- Có khách đấy, Nicolai Dimitrievitr ạ, chị ta nói.

- Ông hỏi ai đấy? - tiếng Nicolai bực bội hỏi.

- Tôi đây, - Conxtantin Levin đáp và bước ra khỏi chỗ khuất.

- Tôi là ai? - tiếng Nicolai nhắc lại, giận dữ hơn. Chàng nghe thấy ông ta bám vào cái gì đó, đứng phắt dậy và Levin trông thấy trước mặt, trong khung cửa, cái bóng cao lớn thân thuộc của anh trai: gầy gò, lưng còng, đôi mắt to nhớn nhác, cái vẻ kỳ lạ và ốm yếu của ông đập ngay vào mắt.

Ông ta gầy thêm kể từ khi Conxtantin Levin gặp ông lần cuối cùng ba năm trước. Ông mặc áo choàng ngắn. Hai bàn tay và vóc người như rộng thêm ra. Tóc có thưa đi, nhưng vẫn bộ ria mép cũ lòng thòng trên môi và vẫn cặp mắt nhìn chằm chằm người mới đến một cách lạ lùng và ngờ nghệch.

- à, Coxtia, - ông chợt nói khi nhận ra em, và đôi mắt sáng lên vui thích. Nhưng cùng lúc đó, ông liếc nhìn chàng thanh niên kia, ngoẹo cả đầu lẫn cổ, một động tác rất quen thuộc với Levin, kiểu như bị cravat làm vướng víu; rồi một vẻ khác hẳn: đau đớn, cáu kỉnh và dữ tợn, hiện trên bộ mặt gầy rộc của ông.

- Tôi đó viết thư cho chú và ông Xergei Ivanovitr, nói rằng tôi không biết và không muốn biết các người là ai kia mà. Chú muốn gì?

Chú cần cái gì?

Ông hoàn toàn không giống như Conxtantin tưởng tượng. Khi nghĩ đến anh, Levin quên bẵng cái khía cạnh khó chịu nhất của tính nết ông, điều đó gây rất nhiều khó khăn trong quan hệ giữa hai người.

Giờ đây khi thấy nét mặt và nhất là cái ngoẹo đầu cáu kỉnh của anh, chàng mới nhớ lại tất cả cái đó.

- Tôi không cần gì cả, - chàng rụt rè đáp. - Tôi chỉ đến thăm anh thôi.

Sự rụt rè của người em rõ ràng đó làm Nicolai dịu đi; ông mím môi.

- à! Được, - ông ta nói. - Vậy thì mời chú vào ngồi xuống đây. Chú có muốn ăn không? Masa, lấy ba suất nhé. Nhưng hóy đợi đó. Chú có biết ai đây không? - Ông ta quay lại phía em trai và chỉ vào người đàn ông mặc gi lê: - đây là Kritxki, một anh bạn thân ở Kiep, một người rất xuất sắc. Đang bị cảnh sát săn đuổi, tất nhiên rồi, vì anh ta không phải là một tên khốn kiếp.

Và theo thói quen, Nicolai nhìn mọi người chung quanh. Thấy thiếu phụ đứng trên ngưỡng cửa quay người sắp bước ra, ông quát ngậu lên: "Anh đó bảo em đợi đó mà!". Rồi với cái vẻ thiếu tự tin, cái cách diễn đạt khó khăn mà Conxtantin biết rất rõ, ông bắt đầu kể cho em trai nghe hết câu chuyện Kritxki vừa kể và đưa mắt nhìn hết người này sang người kia: anh chàng bị đuổi khỏi trường Đại học vì đó sáng lập ra hội cứu tế sinh viên nghèo và tổ chức những lớp học ngày chủ nhật; sau đó, anh ta làm giáo viên trong một trường tiểu học, bị đuổi một lần nữa và bây giờ đang bị theo dõi vì một lẽ khác.

- Ông ở trường Đại học Kiep à? - Conxtantin hỏi Kritxki, để phá tan sự yên lặng nặng nề.

- Vâng, trước kia tôi ở đó, - Kritxki nhíu mày, cau cảu đáp.

- Còn người đàn bà này, - Nicolai Levin ngắt lời và chỉ thiếu phụ, - là bạn đời của tôi, tên là Maria Nicolaievna. Tôi chuộc cô ấy ở nhà chứa ra (ông ta ngoẹo cổ khi nói tới đấy). Nhưng tôi yêu và kính trọng cô ấy, và tất cả những ai muốn giao thiệp với tôi, tôi yêu cầu họ cũng yêu mến và kính trọng cô, - ông ta cao giọng nói tiếp và nhăn mặt lại.

- Tôi hoàn toàn coi cô ta như vợ. Như vậy là chú đó rõ chú đang giao thiệp với ai rồi. Và nếu chú tưởng như thế là tự hạ mình xuống, thì xin mời chú ra khỏi cửa!

Và ông ta nhìn mọi người xung quanh, vẻ dò hỏi.

- Tại sao thế lại là tự hạ mình nhỉ? - Tôi không hiểu.

- Vậy thì cho đem thức ăn lên đây, Masa: ba suất, vôtka, rượu vang... không, khoan đó... Thôi, không cần... đi đi em...

--- ------ ------ ------ -------

1 Nôê: tên một tộc trưởng trong Kinh thánh. Theo lệnh Chúa, Nôê đó đóng một chiếc thuyền để cứu gia đình qua thời kỳ Đại hồng thuỷ. Ông đưa lên thuyền tất cả những gia súc còn sống, chở đến đỉnh núi Arara và ở đó, sản sinh ra nòi giống mới.