Ác Hán

Chương 315: Tây Vực Bạo Hổ (2)




Nếu như là người khác nói lời này, Điển Vi chắc chắn không tha cho hắn.

Nhưng Lư Thực thì khác, mặc dù Điển Vi có địa vị đặc biệt trong hệ Đổng Phi, nhưng cũng không dám vô lễ.

Có điều bản lĩnh của Hạ Tề mọi người cũng biết.

Điển Vi được Hạ Tề trợ giúp khống chế Khất Hoạt quân.

Nếu nói Khất Hoạt quân của Điển Vi là một đám cọp điên, thì nhờ có Hạ Tề, đám cọp điên này lại có lí trí.

Một chi Khất Hoạt quân như vậy càng thêm đáng sợ.

Đổng Phi mỉm cười, ở bên cạnh lẳng lặng nhìn Hạ Tề không nói lời nào.

Thời gian như thoi đưa...

Khi quen biết Hạ Tề hắn cũng chỉ là một thiếu niên hơn mười tuổi. Vậy mà chớp mắt đã 7 năm trôi qua, thời gian thật là nhanh.

Tháng giêng, Khất Hoạt quân xuất binh từ Đông Thả Di, công kích mạnh mẽ Ô Tôn quốc.

Cùng lúc đó, Tang Bá cũng xuất binh từ Di Chi, men theo dòng Ô Luân Cổ vào lãnh địa Bắc Hung Nô, kết hợp với Đạp Bạch quân của Trần Đáo chế trụ binh lực Bắc Hung Nô. Còn Tuyển Phong quân thì triển khai công kích mãnh liệt Hô Trù Tuyền trên cao nguyên Mạc Bắc.

Thành Thước Âm, thái thú tân nhiệm Võ Uy Từ Vinh tập kết binh lực, chuẩn bị xuất binh Lương Châu.

Cũng trong thời gian một, hai tháng, toàn bộ tây bắc từ Lương Châu đến Tây Vực đều nhộn nhịp hẳn lên.

Mã Đằng mệnh Giả Hòa trấn thủ Tổ Lệ, lại mệnh Quách Hiến triển khai quân trên Tuyền Đình, Tần Đình.

Tô Cố vào cuối năm đầu Hưng Bình phụng mệnh Quách Tỷ đến Võ Đô, bị Trương Lỗ đánh bại cũng không đứng yên.

Cùng tháng, Lưu Ngu ở ngoài Ngũ Nguyễn quan liên thủ với Lữ Bố, giáp công đánh bại hai tướng Cao Lãm, Văn Sửu.

Cục diện lúc này vô cùng hỗn loạn, chiến hỏa từ Quan Trung dần lan về Quan Đông, hơn nữa còn ngày càng nghiêm trọng, càng không thể vãn hồi.

Trung tuần tháng hai, tuyết trên Tây Vực vẫn chưa tan hết.

Đổng Phi im lặng ở Sơn quốc... Không, nên gọi là Sơn huyện xuất binh, men theo Khổng Tước hà qua Uất Lê, thâm nhập Quy Tư.

Y không mang theo nhiều binh mã.

Ngoài 500 Cự Ma Sĩ thì chỉ dẫn theo 2500 tân quân.

Chi tân quân này trang bị rất kỳ lạ, dùng đằng bì giáp là chính, chiến mã cũng mang một bộ mã khải giống như da trâu, nặng chỉ 21 cân. Cộng với đằng bì giáp thì trọng lượng tổng cộng là 53 cân, vô cùng nhẹ nhàng.

Chi kị quân này vô cùng khác so với Cự Ma Sĩ.

Không có mã sóc, toàn bộ đều được trang bị Hán An đao, chuôi dài 3 xích, lưỡi dài 5 xích 1 tấc, rộng 3 chỉ. Đao có hai lưỡi, một bên lưỡi còn tạo hình răng cưa.

Cho dù áo giáp cứng thế nào, chỉ cần bị răng cưa bổ phải, vận sức kéo một cái là có thể phá giáp.

Hán An đao kết hợp được đặc điểm của Hoành đao và Trảm Mã đao, được Lưu Biện tự mình đặt tên, tổng cộng chế tạo 3000 thanh.

Ngoại trừ chi tân quân này, túc vệ của Lưu Biện cũng được phân phối 500 thanh.

Ngay đến Bối Ngôi quân của Khúc Nghĩa cũng phải chờ để trang bị. Mỗi lần Hán An đao xuất xưởng đều khiến chư tướng đỏ mắt.

Ngoài Hán An đao, tân quân còn được trang bị liên nỗ vừa được Tướng Tố doanh chế tạo.

Nỗ tiễn chỉ dùng sắt tinh của Tây Vực để chế tạo. Bởi than đá được sử dụng rộng rãi, cho nên kỹ thuật luyện thép của Tướng Tố doanh cũng được nâng cao, mơ hồ tái hiện được kỹ thuật luyện Ma thiết của Trịnh Ma năm đó. Thép được chế tạo ra được gọi là Tây Bình thiết.

Theo giới thiệu của Mã Quân: Sở dĩ Trịnh Ma có thể chế tạo Ma thiết phần lớn là nhờ tác dụng của than đá. Bởi lửa than đá có thể khiến sắt thép được tôi luyện thêm một bậc. Chỉ là Trịnh Ma cũng không truyền lại. Cho nên sau khi đến Tây Vực, Trịnh Ma không tìm được than đá, vì vậy mới khiến Ma thiết thất truyền ở Trung Nguyên.

Dùng Tây Bình thiết tạo nỗ tiễn dài khoảng một thước.

Mũi tên từ dẹp bình thường chuyển thành hình tam giác, dài một phần ba của cương nỗ.

Trên đầu tên có tạo rãnh, tạo lực xuyên thấu vô cùng mạnh mẽ.

Ngoài ra khi Cam thị bộ tộc gia nhập đã một có ý kiến quý giá, tăng cường được cự li bắn của nỗ tiễn lên 50 bộ. Đây là còn vì nỗ cơ nhỏ, nếu không cự li bắn có thể lên đến 70 bộ.

Đổng Phi không biết nỗ cơ này thì có liên quan gì.

Thế nhưng y biết nếu có thể thêm được 20 bộ, thì chi tân quân này có thể tung hoành thiên hạ, không ai địch nổi.

Mỗi kị sĩ được trang bị 5 hộp tên.

Mỗi hộp tên lại có 15 cương nỗ, đồng thời quá trình lắp đặt cũng dễ dàng hơn xưa rất nhiều.

Đây là một đội ngũ hoàn toàn mới, đến đi như gió, lực công kích lại cực mạnh.

Đổng Phi đặt tên cho đội ngũ này là: Cự Ma Nguyên Nhung... Tổng thể mà nói thì nó là một chi của Cự Ma Sĩ, nhưng tính chất lại rất khác.

Vào cuối năm khi chi tân quân này xuất hiện trước mặt mọi người, đám người Hoàng Trung đều xanh mắt.

Kẻ ngu cũng thấy được sự lợi hại của đạo nhân mã này. Sợ rằng ngoài Cự Ma hạng nặng thì chẳng ai chống nổi Nguyên Nhung quân.

Hoa Hùng lập tức hớt hải chạy tới:

- Hán Thăng, các ngươi như vậy là không được. Trước kia các ngươi chấp chưởng Du Dịch quân, chấp chưởng Đạp Bạch quân, chấp chưởng Khất Hoạt quân ta có tranh với các ngươi không? Hiện nay Nguyên Nhung quân mới thành lập, các ngươi chẳng lẽ không biết xấu hổ tranh với ta sao?

Ngẫm lại cũng phải, từ sau khi đến Trương Dịch tất cả mọi người đều có nhiệm vụ của mình, chỉ có Hoa Hùng đến giờ vẫn chẳng có việc gì làm.

Trong lòng Hoàng Trung đã hỏi thăm tổ tông 18 đời Hoa Hùng rồi.

Ngươi không biết xấu hổ, lúc trước không phải ngươi không tranh, mà là không tranh được...

Nhưng dù thế nào thì đám người Hoàng Trung cũng đuối lí, chỉ có thể trừng mắt nhìn Hoa Hùng trở thành chủ tướng của Nguyên Nhung quân.

Thật ra trong lòng Đổng Phi, chức chủ tướng của Nguyên Nhung quân có ba người.

Một người là Điển Vi, một người là Sa Ma Kha, người còn lại chính là Hoa Hùng. Điển Vi hiện nay chấp chưởng Khất Hoạt quân, Sa Ma Kha ở tận Võ Lăng sơn, nhân tuyển duy nhất chính là Hoa Hùng. Không phải vì điều gì khác, chỉ bởi vì sự trung thành tận tâm của hắn.

Nói vậy không có nghĩa Hoàng Trung, Trần Đáo, Bàng Đức, Trương Cáp không trung thành.

Nhưng địa vị bốn người trong lòng Đổng Phi không thể đánh đồng với Hoa Hùng được.

Luận tư lịch, Hoa Hùng là nguyên lão theo Đổng Trác sớm nhất, luận giao tình đã từng kề vai chiến đấu với Đổng Phi mấy lần, Đổng Phi lại càng là ân nhân của Hoa Hùng. Luận võ nghệ, ngoại trừ mấy người Hoàng Trung, Điển Vi, Cam Bôn, thì Hoa Hùng có thể xếp trong mười người giỏi nhất.

Cho nên ngoại trừ Hoa Hùng, Đổng Phi cũng cảm thấy không còn ai thích hợp hơn hắn làm chủ tướng Nguyên Nhung quân.

Lần này Đổng Phi xuất chinh ngoài hai người Hà Nghi, Hà Man thì chỉ dẫn theo bốn người Vũ An Quốc, Cam Bôn, Vương Nhung và Hoa Hùng.

Thành Lễ hiện nay đã không còn làm hộ vệ, Cam Bôn rất tự giác thay vào vị trí hắn.

Mùa xuân gió Tây Vực rất lớn, cũng rất mạnh.

Đổng Phi ghìm chiến mã lại, tay che nắng nhìn về phía xa.

Đã sắp chạng vạng, bình nguyên phía xa đã bốc lên tường cột khói bếp, đương nhiên là dân bản xứ đang chuẩn bị bữa tối.

Đổng Phi hai mắt khép hờ, cười nói:

- Người Quy Tư thật hiếu khách, biết chúng ta đến nên làm cơm tiếp đón. Qua bình nguyên này chính là Tha Kiền thành của bọn chúng... Không bằng chúng ta tới hưởng thụ phong tình Quy Tư trước một chút xem sao?

Cam Bôn cười ha ha:

- Chúa công nói rất phải, bụng mạt tướng đã sớm réo gào rồi.

- Cự Ma Sĩ áp trận... Nguyên Nhung xuất kích.

Nụ cười trên mặt Đổng Phi chợt biến mất, thay vào đó là khuôn mặt dữ tợn.

Sư tông thú đạp đề liên tục, từ khi đến Trương Dịch nó gần như không được xông pha chiến trận, khiến nó bứt rứt không thôi.

Theo tiếng huýt dài của Đổng Phi, sư tông thú mang theo Đổng Phi chạy như gió về phía doanh trại.

Cam Bôn, Vũ An Quốc và Vương Nhung theo sát phía sau Đổng Phi, chiến mã dưới thân hí vang, chỉ có bốn con ngựa nhưng lại tạo cảm giác vạn mã bôn đằng.

Hoa Hùng theo ở ở phía sau, ghìm ngựa hoành đao, liên tục trấn an xao động của tọa kỵ.

Doanh trại này nhìn qua không nhỏ, Nguyên Nhung quân thích hợp dã chiến, trong không gian của doanh trại...

Ha ha, cứ chờ một chút, đợi đám người Quy Tư không biết sống chết xuất doanh giao phong rồi lao lên cũng không muộn.

Nơi đây địa hình bằng phẳng, người Quy Tư đã sớm thấy bốn người Đổng Phi.

Trong lòng còn đang lấy làm lạ, sao chỉ có 4 người mà dám tập kích Tứ Kiền bộ? Muốn làm anh hùng? Có khác nào tìm chết?

Tứ Kiền bộ này là một trong ba mươi sáu bộ của Quy Tư.

Thường ngày vẫn ở bên ngoài Tha Kiền thành, một mặt vì thủy thảo đầy đủ, mặt khác cũng là để hộ vệ Tha Kiền thành.

Tứ Kiền bộ trong ba mươi sáu bộ Quy Tư cũng được coi như một bộ lớn, nhân khẩu khoảng chừng 8 vạn, kị binh tinh nhuệ trên dưới 8000 người.

Nhưng cũng đừng nghĩ nhân khẩu ba mươi sáu đều nhiều như vậy.

Tứ Kiện bộ năm xưa cùng là Vương tộc, cùng Thì La, Ô Điệp được xưng là Quy Tư tam bộ, nhân số chiếm phân nửa Quy Tư.

Người trong tam tộc đều là nhân vật thích ác đấu.

Ba mươi ba bộ người Quy Tư còn lại không dám chống lại người ba tộc này.

Cũng không ai đi thông báo cho thủ lĩnh Tứ Kiện bộ, mà khi người Tứ Kiện phát hiện ra bốn người Đổng Phi, thì đã có một đội tinh kị lao ra khỏi doanh trại.

Nhân số đội tinh kị này khoảng chừng bảy, tám mươi người.

Từ xa đã hô hào, huy vũ binh khí nhằm về đám người Đổng Phi.

Trong quan niệm của người Tứ Kiện, người Hán cũng không đáng sợ. Nếu không phải người Hán đông đảo, thì Tây Vực sẽ không thần phục Hán thất.

Chỉ có bốn người tới mà phải 80 người đối phó, quả thật là chuyện bé xé ra to. Chỉ sợ người Hán thấy chúng ta sẽ co giò bỏ chạy.

Nhưng bọn chúng đã nhầm, bọn chúng không phải đối mặt với bốn người, mà là bốn mãnh thú cực kỳ hung tàn.

Đổng Phi trên ngựa gỡ song chùy ra...

Đây là binh khí Tướng Tố doanh chế tạo ra dựa theo Lôi Cổ Úng Kim chùy sau khi Đổng Phi trở lại Trương Dịch.

Song chùy mới không nặng như Lôi Cổ Úng Kim chùy, chỉ nặng trên dưới hai trăm sáu mươi cân.

Chùy trái nặng chừng 110 cân, chùy phải nặng 153 cân. Kỳ thật cũng không cần nặng quá, theo Đổng Phi thấy nặng 260 cân thế này là đủ. Huống chi bớt đi đi 80 cân đối với y và sư tông thú đều có lợi. Ít nhất sau vài lần thử nghiệm, bớt được 80 cân thì tốc độ của sư tông thú có thể tăng lên ba thành.

Ba thành tốc độ này trên chiến trường chính là tính mạng.

Song chùy này ngoài mô phỏng theo kiểu dáng Lôi Cổ Úng Kim chùy, thì còn có một chút thay đổi nhỏ.

Trên mỗi đại chùy đều có ba mươi sáu cái lỗ.

Nếu tốc độ vung chùy cực nhanh thì khí lưu trong các lỗ sẽ như nước chảy, tạo thành hàng loạt âm thanh kì dị.

Uy lực thế nào?

Hai người Điển Vi cùng Cam Bôn từng hợp chiến Đổng Phi, theo đạo lý hai người này liên thủ thì cũng không kém hơn so với Điển Vi cùng Sa Ma Kha liên thủ, thậm chí còn lợi hại hơn một chút. Nhưng hai hung nhân này lại không thể đỡ được ba mươi chiêu của Đổng Phi.

Nguyên nhân rất đơn giản...

Theo Cam Bôn nói:

- Đánh nhau thì đánh nhau, còn thêm lắm trò. Âm thanh kia đủ làm ta đầu váng mắt hoa.

Đổng Phi nói:

- Âm thanh của chùy chẳng khác nào lôi điện... Vậy nên gọi là Lôi Âm chùy. Chùy trái gọi Lôi chùy, chùy phải gọi Điện chùy... Ha ha, lôi điện đánh ra còn ai là đối thủ, còn ai là đối thủ của ta?

Từ lúc Lôi Âm chùy lảm ra đến này vẫn chưa từng thấy máu.

Đổng Phi sớm đã không chịu nổi, thấy người Tứ Kiện bộ chạy tới đây thì không nhịn được cười ha hả.

- Tây man các ngươi hãy nếm thử sự lợi hại của Lôi Âm chùy.

Sư tông thú chạy vốn đang chạy cực nhanh lại đột nhiên tăng tốc. Người Tứ Kiện bộ phía trước còn chưa kịp phản ứng thì Đổng Phi đã vọt đến trước mặt. Khuôn mặt xấu xí nở nụ cười, lộ ra hàm răng trắng toát khiến lòng người phát lạnh.

- Ngươi là người đầu tiên.

Từ "đầu" còn đang phát ra thì đột nhiên có âm thanh chói tai xuất hiện.

Không ai miêu tả được âm thanh kia rốt cuộc là thế nào, cao hay thấp, trầm hay bổng. Vô số âm thanh phát ra cùng lúc, cộng hưởng tạo thành một tiếng ầm ầm. Tên Tứ Kiện bộ kia theo bản năng giơ thương lên đỡ, chỉ nghe một tiếng rắc cực mạnh hòa trong tiếng ầm ầm như lôi điện, tên kia cả người lẫn ngựa đã thành một đống.

Chớ có nghĩ ba mươi sáu lỗ kia được đục lung tung.

Trong đó có chứa ảo diệu của âm luật học. Thái Ung, Thái Diễm vì Lôi Âm chùy này của Đổng Phi đã tự thân xuất mã, mất ròng rã một năm mới định ra được vị trí cho 36 lỗ thủng này. Sau đó lại mất nửa năm chế tạo...

Ngẫm lại để làm một đôi chùy bình thường thì cần bao nhiêu thời gian?

Chế tạo Lôi Âm chùy cực khó, chỉ tính nguyên liệu đã bỏ đi hơn 3000 cân. Khi tạo lỗ thủng, chỉ cần sai lệch một tí là phải đúc lại. Có thể nói một đôi chùy này đã quy tụ tinh hoa của âm học, cơ học và hình học.

Ngay cả Lưu Hồng cũng bị lôi vào, vì để tính toán vị trí của từng lỗ thủng mà lão phải vắt hết óc.

Phụ tử Bồ Nguyên tự mình ra trận, vì đôi chùy này mà hao hết tâm tư.

Hôm nay, sau hơn một năm chế tạo, Lôi Âm chùy cũng đã có khởi đầu tốt đẹp.

Đổng Phi điên cuồng cười to, tay trái vung chùy Ô Vân Cái Đỉnh (mây đen che đỉnh), tay phải Hải Để Lao Nguyệt (đáy biển mò trăng)... Hai đại chùy thi triển đánh cho người Tứ Kiện bộ người ngã ngựa đổ. Đám người Cam Bôn theo sát phía sau Đổng Phi hoặc là vũ chùy, hoặc là huy thang, kích, mâu...

Trong nháy mắt, bảy, tám mươi người bị bốn người đánh cho chạy trối chết.

Người may mắn sống sót cũng chỉ được vài người. Đổng Phi rong ruổi bên ngoài doanh trại Tứ Kiện bộ, hiển lộ uy phong.

Lúc này quả thật đã chọc giận người Tứ Kiện bộ.

Ngươi có bản lĩnh, lợi hại đến đâu, chẳng lẽ chống được già trẻ đầy doanh ta sao?

Theo tiếng kèn dài, tinh kị Tứ Kiện bộ xuất động.

Nhưng người càng nhiều Đổng Phi càng thêm hưng phấn. Đôi khi y cảm thấy khi tới thời đại này, y trở nên thích giết người hay sao?

- Nhớ kĩ tên của ông nội ngươi, ông nội ngươi tên là Đổng Phi.

Tiếng rít gào như cự lôi, quanh quẩn trời cao mãi không thôi...

Người Tứ Kiện bộ đã xếp thành đội ngũ đứng đối diện với Đổng Phi, cũng không biết có bao nhiêu người, tất cả đang gào rống.

Đại chuỳ bát âm cùng rít lên thê lương.

Sư tông thú càng hưng phấn ngửa cổ lên trời hí vang, trong đám đông đấu đá lung tung như vào chỗ không người.

Bốn người bắt đầu chém giết, đồng thời dần dần lùi ra sau, kéo theo binh mã Tứ Kiện bộ.

Lúc này trời đã tối, đột nhiên bốn bề vang lên một âm thanh chói tai.

Một chi kị quân khôi giáp có kiểu dáng cổ quái từ bốn phương tám hướng ầm ầm lao tới.

Còn chưa tới gần kị sĩ đã lấy ra nỗ cơ, tạo thành mưa tên đen trời rít gào bay tới.

Dưới ánh trăng, từng mũi tên mang theo hàn quang lạnh lẽo, chẳng khác nào sao sa.

Người Tứ Kiện bộ bị tập kích thình lình, sao có thể ngăn cản được? Tiếng thét thê lương, tiếng kêu thảm thiết, tiếng chiến mã rên rỉ váng vất khắp chiến trường. Chi Nguyên Nhung quân bí mật thành lập này còn chưa kịp uy ở Trung Nguyên đã vang danh Tây Vực.

Hết lượt tên, chợt nghe một tiếng quát lớn:

- Nguyên Nhung, giơ đao.

Kị sĩ đồng loạt cất nỗ cơ, keng một tiếng rút Hán An đao ra. Từng thanh, từng thanh lấp lóe hàn mang chỉ về quân địch...