Ác Hán

Chương 265: Tây viên lập bát giáo (1)




Đêm đó, Đổng Phi bày yến tẩy trần cho Bàng Đức, Khúc Nghĩa trong phủ.

Trong tiệc rượu, cũng tiện thể an bài chức vụ cho hai người bọn họ.

Bắc Cung hiện có ngũ doanh, trong đó tất cả Loan Vệ doanh đều là nữ binh, chỉ có thể do Nhậm Hồng Xương đảm nhiệm. Còn lại tứ doanh vệ sĩ ngoài cung, vẫn còn một một doanh trại chưa có chủ tướng, trước giờ đều là do Trương Tú chiếu cố. Trần Đáo nói Khúc Nghĩa tinh về chiến sự, đơn giản là giao một doanh trại này cho Khúc Nghĩa chấp chưởng, quan bái nha môn tướng. Ba doanh còn lại do ba lão nhân Bắc Cung quân đảm nhiệm. Ba người này coi như tận tâm tận lực, Đổng Phi cũng không tiện động đến bọn họ, bằng không sẽ xuất hiện hiềm nghi.

Có điều ba doanh này thực ra đã bị Điển Vi cùng Trương Tú khống chế, không cần lo lắng họ tạo phản.

Trầm tư một lát, Đổng Phi mệnh Bàng Đức chấp chưởng Bác Lãng Sĩ, dù sao Trương Tú hiện giờ đã là Quân Ti Mã, Bắc Cung quân có rất nhiều chuyện cần hắn xử lý, không thể có nhiều thời gian huấn luyện Bác Lãng Sĩ. Bàng Đức cũng là dũng tướng, cũng được quan bái nha môn tướng, mặc dù nằm trong danh sách của Bắc Cung quân, nhưng thực tế lại phụ trách huấn luyện Bác Lãng Sĩ.

Tất cả sự tình an được bài thỏa đáng, Đổng Phi thở phào một hơi.

- Mỗi doanh bắt đầu từ hôm nay đều phải tăng cường huấn luyện, không được chậm trễ.

- Rõ.

Chúng tướng lĩnh mệnh đứng dậy.

Cho dù là Khúc Nghĩa hay Bàng Đức, đối với an bài của Đổng Phi rõ ràng là rất hài lòng.

Mà Đổng Phi cũng muốn xem một chút, một người xa lạ được Trần Đáo khen ngợi "Ta không bằng hắn", một người lưu danh trong lịch sử, kỳ phùng địch thủ của Quan nhị ca, Bàng Đức có tài năng thế nào. Hai người này dù còn trẻ, nhưng thiết nghĩ sẽ không làm cho Đổng Phi thất vọng.

Việc tiếp theo chính là chờ đến khi tân quân thành lập.

Năm 4 Trung Bình, mắt thấy thiên hạ đều tốt, bên trong thành Lạc Dương ca vũ thanh bình.

Đúng vào lúc mọi người đều cho rằng thái bình thịnh thế sắp đến, thì Kinh Châu Trường Sa quận lại đột nhiên xảy ra một đại sự, một lần nữa khiến cho giang sơn Hán thất tưởng sắp bình ổn lại bị rung chuyển phiêu diêu.

Khu Tinh người Trường Sa, vốn là giáo chúng Thái Bình đạo, vì bất mãn tân nhiệm thái thú Trường Sa bóc lột dân chúng mà triệu tập ba trăm giáo đồ Thái Bình đạo đánh chết thái thú Trường Sa. Sau đó tụ chúng tạo phản, rất nhanh đã tụ được mấy nghìn người, chiếm lĩnh Trường Sa.

Khu Tinh tự xưng tướng quân, trong vòng một tháng công thành đoạt đất, chiếm lĩnh các thị trấn xung quanh Trường Sa, thanh thế rất lớn.

So với lần tạo phản của Trương Cử lúc trước, thì Khu Tinh có vẻ thông minh hơn nhiều.

Sau đó Khu Tinh lộ ra thân phận giáo đồ Thái Bình của hắn, tự xưng là người kế thừa y bát Trương Giác, khiến cho giáo chúng Thái Bình tứ phương tới đầu nhập. Chỉ ngắn ngủi một tháng, số lượng phản tặc từ mấy nghìn tăng lên 5 vạn nhân mã, thèm thuồng nhìn Kinh Châu.

- Phi Yến, Khu Tinh này ngươi có từng nghe qua?

Trong sâu thẳm Nhương sơn Nhữ Nam, cũng có một đạo nhân mã, số lượng chỉ trên dưới 8000 người, thế nhưng cực kỳ sắc bén.

Đại trại dựa vào núi mà xây, chia thành hai trại nội ngoại. Bên trong chính là lão ấu phụ nữ, trẻ em, phụ trách trồng trọt dệt vải; bên ngoài lại chia thành ba trại, trung quân đại trại có 4000 người, bên trái xây một trại trên núi, bên phải một trại dựng nơi trống trải.

Ba trại thành thế kỷ giác, có thể tương hỗ lẫn nhau.

Chủ soái của đại trại không ngờ chính là Trương Yến bỏ chạy từ Uyển huyện lúc trước, chủ tướng doanh trại bên trái là Lưu Tích, Cung Đô; Chủ tướng doanh trại bên phải là Trương Bạch Kỵ, vốn là nhất bộ Hắc sơn quân.

Trương Bạch Kỵ từng thủ hạ đại tướng của Trương Ngưu Giác, vốn có tình huynh đệ với Trương Yến.

Lúc Trương Ngưu Giác chết, Trương Bạch Kỵ phụ trách trấn thủ Cao ấp, không ngờ lại bị Đổng Trác đánh cho trở tay không kịp, bị mất Cao ấp. Hắn dẫn theo nhân mã bản bộ chạy đến Ký Châu. Lúc này Quản Hợi đang tụ quân ở Hắc sơn, được Mãn Sủng tương trợ, thanh thế rất mạnh.

Vì vậy Trương Bạch Kỵ đầu nhập vào, mà Quản Hợi lúc đầu chẳng qua chỉ là một gã tiểu tướng thủ hạ của Trương Ngưu Giác, đột nhiên hôm nay trở thành thượng cấp của Trương Bạch Kỵ, trong lòng cảm thấy rất thoải mái. Quản Hợi còn nghe ý kiến của Mãn Sủng, lấy tự thân phát triển là chính, lực lượng lớn mạnh không ngừng, nhưng chưa bao giờ nghe thấy hắn đề cập đến chuyện báo thù cho Trương Ngưu Giác hay Trương Giác, khiến Trương Bạch Kỵ bất mãn.

Quản Hợi khởi binh, chỉ cướp đoạt mà không chiếm thành trì, khiến bất mãn của Trương Bạch Kỵ rốt cuộc bạo phát.

Mà lúc này hắn cũng biết được tin tức của Trương Yến, Trương Bạch Kỵ không phục Quản Hợi, nhưng lại rất phục Trương Yến.

Vì vậy lúc lâm trận đột nhiên dẫn theo nhân mã bản bộ lui lại, chạy tới Nhữ Nam đầu nhập vào Trương Yến. Cũng vì hắn đột nhiên lui lại, tạo thành lỗ hổng trong phòng tuyến của Quản Hợi, chỉ trong một ngày đã tan tác mà chạy, bất đắc dĩ lại phải lui về Hắc sơn.

Cũng vì vậy mà khiến cho ba người Bạch Nhiễu đành phải rời khỏi Ký Châu, đến địa khu Ti Lệ cầu sinh.

Trương Bạch Kỵ sau khi đến Nhương sơn mới biết được tin tức này, hắn rất lấy làm xấu hổ, Trương Yến phải vất vả khuyên bảo mới khiến hắn bớt suy nghĩ. Lúc này nghe được tin Khu Tinh dựng cờ Hoàng Cân, Trương Bạch Kỵ nhất thời cảm thấy vô cùng hưng phấn, liền đến trung quân đại trại hỏi.

Trương Yến cũng nhận được tin tức, đang định cho người thông tri cho ba người Trương Bạch Kỵ biết. Nghe câu hỏi của Trương Bạch Kỵ, Trương Yến không nhịn được nói:

- Sao, ngươi cũng biết người tên Khu Tinh này sao?

- Lần đầu tiên nghe thấy.

Lúc này Cung Đô cùng Lưu Tích cũng đã tới, Trương Yến vội hỏi hai người.

Cũng khó trách, hắn và Trương Bạch Kỵ vốn dưới trướng đại soái Trương Ngưu Giác phương bắc, việc Thái Bình đạo phía nam cũng không rõ lắm.

Nhưng khuôn mặt Lưu Tích, Cung Đô cũng lộ vẻ mơ hồ.

- Khu Tinh là ai? Chúng ta chưa từng nghe nói qua...

Cung Đô nói:

- Phi Yến, mỗi châu phía nam, thậm chí cả rất nhiều giáo hữu của Giao châu, dù cho chỉ là một tiểu soái thì hai người ta ít nhiều cũng đều nghe nói tới. Thế nhưng Khu Tinh này chúng ta quả thật không biết... Phỏng chừng ngay cả là một tiểu phương cũng không phải, chúng ta không rõ lắm.

- Tiểu nhân chết tiệt, sao dám nhận xằng được y bát của tướng quân.

Cuộc đời Trương Bạch Kỵ kính trọng nhất Trương Giác, thứ nhì Trương Ngưu Giác. Về phần Trương Bảo, Trương Lương thì vẫn còn dưới Trương Mạn Thành. Nghe có bọn tiểu tặc mạo danh Trương Giác sao lại không tức giận? Theo hắn thấy, Trương Yến bây giờ mới đúng là truyền nhân chính tông của Trương Giác, lúc nào tới phiên tiểu nhân vật kia lên tiếng? Lúc trước khi hắn rời Ký Châu, cũng là vì không ưa Quản Hợi đứng đầu.

Trương Yến tỉnh táo lại, trầm ngâm một lát, đột nhiên nở nụ cười.

- Cũng được, nếu thằng nhãi này muốn dùng danh của Thiên tướng quân, chúng ta không ngại thành toàn cho hắn... Hai năm nay quan phủ cũng bắt đầu lưu ý đến chúng ta, không có lợi cho chúng ta phát triển. Không bằng nhân cơ hội này bất ngờ đánh Nhữ Nam, thu hết lương thảo vàng bạc Nhữ Nam lại... Việc này có nhị vị tướng quân Lưu, Cung phụ trách, nhớ kỹ, phải dọn sạch khố phủ Nhữ Nam cho ta.

Cung Đô cười nói:

- Mỗ đang có ý này, nhất định không phụ kỳ vọng của tướng quân. Hắc hắc, nghe nói năm nay Nhữ Nam được mùa, lương thảo chồng chất như núi. Nếu như dọn sạch khố phủ, thì Nhương sơn quân ta có thể mở rộng đến hơn vạn người, lương thảo cũng không cần lo lắng trong hai năm.

Trương Bạch Kỵ nói:

- Ta thì sao?

- Bạch Kỵ huynh theo ta tập kích quấy rối Từ Châu... Đồng thời tạo thanh thế, chúng ta phải trợ giúp Khu Tinh tiểu tặc kia. Bạch Kỵ, ta biết ngươi muốn chấn hưng đại nghiệp của nghĩa phụ, nhưng khi nào đến lúc thì ắt nó đến. Quản Hợi ở Ký Châu đã làm rất tốt, không chiếm châu huyện chỉ cướp bóc. Cũng vì vậy mà công việc của quan quân càng thêm khó khăn. Một khi chiếm châu huyện cũng chính là lúc chúng ta lộ thực lực... Chúng ta bây giờ vẫn còn quá yếu.

- Phi Yến, ngươi yên tâm, ta tuyệt sẽ không phạm sai lầm lần nữa. Lần này ta theo ngươi đi, ngươi nói đánh thế nào thì chúng ta đánh thế đó.

Tháng 7, Nhữ Nam bị chiếm đóng.

Dư nghiệt Hoàng Cân ở khắp Dự Châu đều hưởng ứng Khu Tinh, có Phi Yến quân ở Từ Châu một đường cướp đoạt.

Thứ sử Từ Châu Đào Khiêm mệnh kỵ đô úy Tang Bá dưới trướng xuất binh chặn lại, bị Phi Yến lừa vào tuyệt địa, suýt nữa toàn quân bị diệt.

Đào Khiêm giận dữ định chém Tang Bá.

Mà Tang Bá dưới cơn giận dữ, cũng cảm thấy uất ức, cho nên suất lĩnh thuộc cấp Tôn Quán, Ngô Đôn rời khỏi Từ Châu, chạy vào Thái Sơn.

Tang Bá, tự Tuyên Cao, vốn người Hoa huyện Thái Sơn Thanh Châu, có chút mưu lược.

Phụ thân Tang Giới từng đảm nhiệm ngục duyện Hoa huyện, vì không chịu nghe thái thú Thái Sơn lấy công trả thù tư giết người mà bị giam giữ.

Tang Bá giận dữ, dẫn theo hơn mười người đi cướp ngục cứu phụ thân. Sau đó chạy trối chết đến Đông Hải, từ đó nổi danh dũng tráng. Lúc loạn Hoàng Cân, Đào Khiêm tiếp chưởng Từ Châu, Tang Bá quy phụ Đào Khiêm, mấy lần phá địch, có thể nói công huân lớn lao.

Nhưng cũng bởi vì vậy, Tang Bá ở Từ Châu có chút danh tiếng, khiến Đào Khiêm cố kỵ.

Lần này trị tội Tang Bá, tuy nói là do Tang Bá chinh phạt thất bại, hao binh tổn tướng, nhưng chẳng qua chỉ là diệt trừ đối lập. Đào Cung Tổ vốn cũng là một người lanh lẹ, nhưng chức quan càng lớn khiến hắn càng thêm cẩn thận.

Nghe Tang Bá rời khỏi Từ Châu, Đào Khiêm giận tím mặt.

Lập tức phái dũng tướng Tào Báo dưới trướng lĩnh 8000 quân, đến Thái Sơn tiêu diệt Tang Bá.

Tào Báo, xuất thân đại tộc địa phương Từ Châu, cũng có mưu lược. Có điều tuy hắn binh nhiều tướng mạnh, nhưng Thái Sơn lại là địa bàn của Tang Bá. Tào Báo không quen địa hình, bị Tang Bá tập kích bất ngờ, hao binh tổn tướng. Dưới thành Hoa huyện chiến một trận, càng khiến cho Tào Báo sức cùng lực kiệt chật vật mà chạy, 8000 nhân mã khi rời khỏi Từ Châu, lúc trở về không còn đủ 2000.

Vậy vẫn chưa hết, cùng lúc với Tào Báo xuất chinh, Đào Khiêm cũng nhận được cầu viện của Thanh Châu.

Có phản tặc Hoàng Cân Hà Mạn tạo phản, thỉnh cầu Đào Khiêm xuất binh viện trợ.

Khi Đào Khiêm nhận được tin tức chiến bại của Tào Báo thì không khỏi hít sâu một hơi, không ngờ Tang Bá kia lại có bản lĩnh như vậy.

Thanh Châu không có sức cứu rồi, lửa ở nhà còn chưa dập được nói gì cứu chỗ khác.

Do dự mãi, Đào Khiêm cũng nghe theo kiến nghị của tân nhiệm biệt giá Mi Trúc, dâng thư lên Lạc Dương, thỉnh cầu triều đình xuất binh bình định.

(biệt giá tòng sự: tên một chức quan)

Trong tháng 7, tin Đào Khiêm cầu viện đã về đến Lạc Dương.

Mà cùng trong một ngày, Viên Thiệu bình định loạn Hoàng Cân Ký Châu cũng đắc ý giục ngựa từ Chính Dương môn tiến nhập Lạc Dương...