Chiêu Lam nhìn anh chị và ứa nước mắt. Cô con gái luôn cạnh khóe bố lại là người lo cho ông ấy nhất, lo em trai sẽ bồng bột, lo anh cả sẽ không tha. Tưởng sẽ là người hả hê nhất, nhưng Hoàng Chiêu Lam mang nỗi buồn nặng nề nhất.
- Em thấy thương mẹ em nhiều lắm. Trước thương rồi, nay còn thương hơn. Dù em không ưa bố, nhưng em đã từng cảm ơn ông trời vì em vẫn còn ông ấy. So với Trí Anh hay anh cả, hay nhiều người khác nữa, em thấy mình may mắn hơn vì không phải cô đơn một mình. Em không dám tin, cũng không tin nổi ông ấy có thể tàn nhẫn đến thế. Nhưng thật lòng, nếu nhận tin ông ấy chết, em chắc rằng mình sẽ buồn. Mọi người hay nói em là đứa cảm tính, nghĩ gì nói nấy. Cũng một phần do sự chiều chuộng của bố mà ra. Ống ấy cho em cuộc sống đầy đủ, nên tính cách em buông thả không cần kiềm chế, kiêng nể ai hết. Nghĩ đi nghĩ lại, thì hồi nhỏ ông ấy cũng có quan tâm và yêu thương con cái. Có lẽ đang quen với sự cưng chiều, đến khi ông ấy chuyển sang vợ hai và đứa con khác khiến em hụt hẫng khó chấp nhận.
Mộng Ny cẩm tay Chiều Lam an ủi, còn chồng cô đang bế cháu nhỏ đung đưa rất khẽ.
Chiêu Lam, chúng ta hồi nhỏ, hè nào ti vi cũng chiếu Tây Du Ký nhỉ? Tuổi thơ lứa tuổi mình đứa trẻ nào cũng phải xem tới mấy lần.Vâng, phim đó hay và kinh điền. Giờ lớn xem cũng thấy hay, chỉ là không có thời gian như hồi nhỏ để hoàn toàn chìm đắm trong cầu chuyện.Um. Trẻ con tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì, còn người lớn chẳng tìm được gì trong tất cả.Mọi người tưởng cô đang chuyển chủ đề để Chiêu Lam bớt nặng lòng buồn bã, nhưng cô lại ôn tồn nói tiếp.
- Em có nhận ra không? Khi sư phụ gặp nạn thì Bát Giới luôn đòi chia hành lý. Nhưng khi Hầu ca gặp nạn thì Bát Giới luôn tìm cách cứu bằng được. Ai xem phim cũng thấy Bát Giới là kẻ lớt phớt nhất hội, nhưng nhiều lúc lại tình nghĩa hơn cả. Bát Giới là tính, Ngộ Không là tâm. Trong quá trình tu tập, tính luôn muốn rời bỏ thân, nhưng tâm gặp nạn thì tính bắt buộc phải cứu. Hiểu đơn giản là thể xác có thể bỏ, còn linh hồn có thể sẽ đi theo chúng ta nhiều kiếp luân hồi. Người ta hay nói tâm- tính là thế. Khi nhỏ, thấy phim ảnh là một phần tuổi thơ. Khi lớn thì thấy nó phản ảnh một phần cuộc sống.
***
Vài tháng sau, Chiêu Lam bế con trai đi thăm ông ngoại. Dù rất hận, nhưng vẫn muốn ông ấy nhìn thấy cháu một
เล็ก.
- Bố, thỉnh thoảng con thấy con trai con có một nét xíu xiu gì đó hơi hơi giống bố, quả thực con không vui chút nào. Nhưng biết sao được, máu mủ tình thân rất khó đoạn tuyệt.
Lão Hoàng nhìn đứa cháu bé xiu, lại thấy có nét phảng phất giống người vợ đã mất.
- Cô vợ bố yêu chiều đem theo đứa con bố thích nhất bỏ đi rồi. Cũng không phải con của bố đâu, cô ta nói đó là con của cấp dưới của bố. Bố à, nghiệp quật đấy. Giờ bố ân hận cũng không kịp nữa rồi. Sau này con sẽ không tới đây nữa, cũng sẽ không kể với con trai con về bố đâu. Hoàng thị của bố, con cùng Danh Dương sẽ cải tổ lại và phát triển công ty. Đây coi như là sự tử tế và đạo hiếu cuối cùng chị em con dành cho bố, không để cơ ngơi nhà họ Hoàng sụp đồ.
Một người đàn ông từng có tất cả, giờ ốm yếu hốc hác, tóc bạc trắng đầu, mỗi ngày mở mắt ra đều dằn vặt khổ sở. Khó khăn lắm ông ta mới cất được lời.
- Xin lỗi!
Chiêu Lam không quay đầu, chỉ khẽ mỉm cười và rời đi. Nước mắt bất chợt rơi, nhưng lòng người nhẹ nhõm.
"...Thế gian này chớp mắt thoáng qua
Chuyện thị phi nhân quả trần đời
Vẫn là giữ cho người ở lại
Người đi rồi buông xuống như duyên...
..••
..Ta từng nghĩ rồi thời gian qua
Chuyện đau thương dần sẽ phai nhòa
Chẳng trách người hay ta lúc ấy
Đúng sai gì rồi cũng sẽ buông..."